Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đau bụng: những điều ba mẹ cần biết

Trẻ nhiễm khuẩn bị đau bụng là dấu hiệu phổ biến, thường xuất hiện đầu tiên. Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đau bụng cha mẹ cần làm gì để cải thiện? Khi nào cần phải đưa bé đi viện? Những điều ba mẹ cần biết khi trẻ bị nhiễm khuẩn và đau bụng.

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị nhiễm vi khuẩn?

Trẻ dưới 3 tuổi rất dễ bị nhiễm vi khuẩn đường ruột do hệ tiêu hóa và miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện. Khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt, đồ vật, thú cưng, ăn phải thức ăn ôi, thiu hay sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,… khiến vi khuẩn gây bệnh sống ký sinh ở đó xâm nhập vào cơ thể và gây ra hiện tượng đau bụng cùng nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Nhiễm vi khuẩn đường ruột là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia chưa phát triển, người dân chưa có ý thức tốt về vệ sinh cá nhân và vệ sinh cộng đồng, thường vô tình tiếp xúc với mầm bệnh và bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 2 triệu trẻ em trên thế giới chết do bị nhiễm khuẩn đường ruột gây tiêu chảy. Trẻ nhỏ, người cao tuổi, những người có sức đề kháng yếu có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn đường ruột cao.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đau bụng: những điều ba mẹ cần biết

Trẻ dưới 3 tuổi rất dễ bị nhiễm vi khuẩn gây đau bụng miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn đường ruột

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn đường ruột gồm có:

  • Nguồn nước bị ô nhiễm: Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nhiễm vi khuẩn gây đau bụng. Đun sôi nước là cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh rất hiệu quả vì chúng không sống được ở môi trường nhiệt độ cao. Do đó cha mẹ phải cho bé sử dụng nước đun sôi hoặc đã được tiệt trùng kỹ.
  • Vệ sinh không đảm bảo: Mẹ không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi cho bé ăn khiến vi khuẩn từ thực phẩm, chất thải, bồn cầu, vật dụng trong nhà,… xâm nhập vào cơ thể bé gây đau bụng.
  • Bé sử dụng kháng sinh: Bé sử dụng kháng sinh liều cao, phổ rộng, dài ngày khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi, tiết độc tố và gây bệnh. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy cũng là nguyên nhân phổ biến khiến em bé bị đau bụng.
  • Bé tiếp xúc với người bị nhiễm vi khuẩn hoặc chất thải của người bị nhiễm vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây đau bụng phổ biến.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đau bụng: những điều ba mẹ cần biết

Ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng giúp trẻ ngăn ngừa vi khuẩn đường ruột gây đau bụng

Điều trị cho trẻ nhiễm vi khuẩn bị đau bụng như thế nào?

Để điều trị chứng đau bụng do nhiễm vi khuẩn cho bé mẹ có thể cho con uống men lợi khuẩn trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng để hệ vi sinh đường ruột cân bằng. Việc bổ sung lợi khuẩn cho con lúc này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Đặc biệt là bé nhiễm vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, khiến con đau bụng.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị đau bụng: những điều ba mẹ cần biết

Mẹ vi sinh chính hãng, nhập khẩu từ Anh quốc, giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Đồng thời mẹ cũng cần cho bé bú nhiều hơn bình thường, những trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi mẹ có thể cho uống nước ép trái cây tươi, nước dừa tươi để bổ sung nước và chất điện giải. Thức ăn cũng cần được chế biến dạng mềm, dễ tiêu hóa và được chia nhỏ cho bé ăn nhiều lần trong ngày. Một số loại nước như trà gừng ấm, nước húng quế,… cũng giúp bé xoa dịu dạ dày, giảm đau bụng và chống nhiễm trùng. Trẻ mất nước nghiêm trọng có thể cho uống dung dịch oresol để bù điện giải nhanh hơn.

Nếu trẻ không giảm đau bụng hoặc bị đau bụng nghiêm trọng hơn cha mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Khi đó bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn đường ruột khác
  • Thực hiện xét nghiệm mẫu phân để xác định trẻ bị nhiễm vi khuẩn/virus/ký sinh trùng để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp

Theo các bác sĩ phần lớn trẻ bị đau bụng do nhiễm khuẩn đường ruột có thể tự phục hồi mà không cần điều trị. Những người bị tiêu chảy hay có các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột trong nhiều ngày liên tiếp cũng cần thông báo với bác sĩ ngay để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trường hợp bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cha mẹ cần cho bé uống đúng liều lượng, không tự ý điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả điều trị. Tuyệt đối không uống kháng sinh quá liều, kéo dài trên 10 ngày sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

Trẻ bị đau bụng do nhiễm vi khuẩn có thể cải thiện nhanh chóng bằng men vi sinh. Tuy nhiên cha mẹ cần chọn loại men vi sinh chính hãng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để được đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ