4 cách phòng ngừa trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Trẻ uống kháng sinh dài ngày thường có xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy vì kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn, khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Hướng dẫn mẹ bỉm 4 cách phòng ngừa trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy.

Vì sao trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tỉ lệ trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là 20%. Trẻ dưới 2 tuổi phải uống kháng sinh khá phổ biến vì giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Hiện tượng tiêu chảy khi trẻ uống kháng sinh thường nhẹ và không để lại di chứng nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời.

Trong đường ruột có hệ vi sinh vật bao gồm các vi khuẩn có lợi và có hại. Khi số lượng các vi khuẩn có lợi đạt 85%, hệ vi sinh đường ruột được coi là đạt trạng thái cân bằng, các chức năng như tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất, loại bỏ độc tố và kiềm chế sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột đều được đảm bảo.

Kháng sinh có nhiệm vụ ức chế các hoạt động và quá trình sinh sản của vi khuẩn. Khi trẻ bị mắc bệnh việc uống kháng sinh là cần thiết. Tuy nhiên kháng sinh không phân biệt được lợi khuẩn và hại khuẩn, khi được đưa vào cơ thể sẽ tiêu diệt tất cả các vi khuẩn trong cơ thể, bao gồm cả vi khuẩn có lợi cho đường ruộtVì thế khi trẻ uống kháng sinh liều cao, kéo dài, sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ, là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở bé.

4 cách phòng ngừa trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại và làm suy giảm cả số lượng lớn các lợi khuẩn đường ruột

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh

Các dấu hiệu cho thấy trẻ tiêu chảy khi uống kháng sinh gồm có:

  • Trẻ có dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, đau bụng sau khi uống kháng sinh 2 – 9 ngày.
  • Trẻ bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, thậm chí có thể đi đến 15 – 20 lần/ngày.
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, phan có bọt, phân sống, có màu xanh lẫn vàng lổn nhổn, không thối, đôi khi phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy.
  • Trẻ phải rặn mỗi lần đi ngoài.
  • Hậu môn bị hăm đỏ.
  • Có thể xuất hiện các dấu hiệu của viêm đài tràng/viêm đại tràng giả mạc như: Trẻ buồn nôn – bị nôn, sốt cao, bụng đau quặn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng có máu hoặc dịch nhầy

4 cách phòng ngừa trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Trẻ có dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, đau bụng sau khi uống kháng sinh 2 – 9 ngày có nguy cơ bị tiêu chảy cao

Đại đa số trẻ tiêu chảy khi uống kháng sinh đều tự khỏi sau khi dừng uống thuốc khoảng 2 ngày. Tuy nhiên, ở nhiều bé, tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như:

  • Trẻ bị rối loạn hấp thụ và rối loạn chuyển hóa
  • Mất nước kèm rối loạn điện giải
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Suy dinh dưỡng
  • Một số trường hợp có biểu hiện nghiêm trọng khiến trẻ bị tổn thương, viêm nhiễm, phù nề đại tràng.

Do đó, mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách và cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy khi dùng kháng sinh để đảm bảo sức khỏe cho bé.

4 cách phòng ngừa trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Để phòng ngừa tình trạng trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh dài ngày, mẹ có thể áp dụng 4 cách sau đây:

  • Thông thường, trẻ bị tiêu chảy nhẹ các triệu chứng thường kết thúc sau khi dừng uống kháng sinh khoảng 2 ngày. Trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng.
  • Trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng mẹ cần nhờ bác sĩ tư vấn dùng loại kháng sinh khác, dừng ngay việc cho uống loại kháng sinh gây tiêu chảy, kết hợp với uống nước oresol bù nước và điện giải, giúp cân bằng kiềm toan. Duy trì việc cho trẻ uống nước oresol đến khi trẻ đi ngoài khoảng 3 lần/ngày, phân không bị lỏng thì có thể dừng lại. Đồng thời mẹ cũng có thể thực hiện cấy phân, cấy máu nhằm xác định chủng vi khuẩn gây bệnh.

4 cách phòng ngừa trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Mẹ có thể kết hợp cho trẻ dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng cường đề kháng.

  • Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nghiêm trọng nhưng không thể dừng uống kháng sinh mẹ nên kết hợp cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp uống kháng sinh kết hợp men vi sinh không có hiệu quả cải thiện tình trạng tiêu chảy cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại kháng sinh khác. Không sử dụng men tiêu hóa bổ sung các enzyme tiêu hóa trong cơ thể ở trường hợp này.
  • Có chế độ ăn phù hợp cho trẻ: Chế độ ăn khoa học cũng có thể giúp trẻ cải thiện tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh. Mẹ nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, thắc ăn mềm, dễ tiêu hóa, không ăn quá nhiều chất xơ và chất lên men mạnh. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, cho uống đủ nước. Nước ngọt có ga, nước ép trái cây giàu vitamin C,… có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng hơn, mẹ không nên cho bé uống khi tiêu chảy.

Trên đây là 4 cách phòng ngừa trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy hiệu quả. Ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nghiêm trọng mẹ cần đưa đến các trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ