Nước cháo không chỉ có chứa nước mà còn cung cấp được một lượng dinh dưỡng đáng kể với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với trẻ bị tiêu chảy, không phải loại đồ uống nào cũng có lợi ích về sức khỏe. Trẻ bị tiêu chảy uống nước cháo có tốt không?
Trẻ bị tiêu chảy uống nước cháo có tốt không?
Trẻ bị tiêu chảy uống nước cháo không chỉ bù lại lượng nước đang thiếu hụt do trẻ đi ngoài nhiều và bị nôn trớ. Đồng thời, tùy vào nguyên liệu và cách chế biến, nước cháo còn có thể cung cấp cho trẻ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời cháo cũng là món ăn dễ tiêu hóa, dễ kết hợp, có thể hỗ trợ tăng tốc độ điều trị và hồi phục của bé. Do đó, khi bé bị tiêu chảy, nước cháo, đặc biệt là nước cháo muối, là một món ăn cần thiết trong thực đơn hàng ngày của bé.
Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước, chất điện giải và muối, nếu không được bổ sung kịp thời có thể gây mất nước nghiêm trọng khiến cơ thể suy kiệt. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị suy thận cấp, suy dinh dưỡng gây tử vong. Vì thế trẻ bị tiêu chảy cần được bổ sung dinh dưỡng bằng cách kịp thời sử dụng thực phẩm bổ dưỡng phù hợp.
Ưu điểm của nước cháo gồm có:
Dễ tiêu hóa, hấp thụ và không kích thích niêm mạc đường tiêu hóa
Có thể phối hợp với nhiều thực phẩm khác nhau nên rất giàu và đa dạng dinh dưỡng.
Bù nước hiệu quả., dặc biệt là các loại cháo muối.
Cho trẻ uống nước cháo muối nhạt để bù nước và điện giải, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Chế độ ăn tốt cho trẻ bị tiêu chảy mẹ cần lưu ý!
Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy vẫn cần được bú mẹ theo nhu cầu hoặc mẹ cố gắng tăng số lần bú và thời gian bú để tránh trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển. Mẹ cần chú ý theo dõi thức ăn có thể khiến bé bị tiêu chảy và tránh sử dụng chúng khi đang cho con bú.
Trẻ uống sữa công thức cần chọn loại sữa phù hợp với sức khỏe và thể trạng
Trẻ trên 6 tháng tuổi cần được ăn dặm với thực đơn cung cấp đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ với tỉ lệ cân bằng, khoa học. Đồng thời mẹ cũng cần chú trọng sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như chuối, đu đủ, xoài, cam, táo,… và các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên cám, quả hạch,… Mẹ cũng nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu beta caroten hỗ trợ quá trình phục hồi niêm mạc ruột.
Thức ăn của trẻ cần được nấu chín kỹ và loãng hơn bình thường, hợp vệ sinh để ngăn ngừa bội nhiễm. Nếu là các món ăn được chế biến trước đó mẹ cần đun sôi trước khi cho con ăn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ, khó tiêu hóa, ít dưỡng chất như các loại rau thô, ngũ cốc nguyên cám, thực phẩm có chứa nhiều đường.
Cho bé uống men lợi khuẩn bổ sung tối thiểu 1 tỉ CFU lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Việc bổ sung hàm lượng dồi dào các vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp hệ vi sinh nhanh chóng cân bằng, khỏe mạnh, rút năng thời gian điều trị tiêu chảy.
Cho bé uống men lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé
Khuyên trẻ ăn càng nhiều càng tốt và chia nhỏ thức ăn thành 5 – 6 bữa/ngày với 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Sau khi trẻ điều trị tiêu chảy xong (khoảng 5 ngày) thì quay về thực đơn bình thường hoặc cho trẻ ăn thêm 1 bữa/ngày trong khoảng 2 tuần sau điều trị. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài mỗi ngày cần được ăn thêm 1 bữa trong suốt 1 tháng liên tục.3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy cho bé tại nhà
Khi điều trị tiêu chảy tại nhà cho bé cha mẹ cần ghi nhớ 3 nguyên tắc sau đây:
Bù nước kịp thời cho con: cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội, dung dịch oresol, nước cháo, nước gạo rang,… sao cho cung cấp đủ 50 – 100ml (trẻ dưới 2 tuổi); 2 – 10 tuổi uống khoảng 100 – 200ml nước, trẻ từ 10 tuổi trở lên uống nước theo nhu cầu hoặc tính lượng nước cần thiết trẻ cần uống theo công thức Lượng nước (ml) = cân nặng (kg) x 75. Các loại nước tốt cho trẻ bị tiêu chảy gồm có nước cháo muối, nước gạo rang muối, nước hồng xiêm, chuối,…
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú, không nên kiêng khem quá mức sẽ khiến trẻ thiếu dinh dưỡng và trở nên suy yếu, giảm khả năng miễn dịch, tăng tỉ lệ mắc bệnh đường hô hấp hoặc tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Thức ăn của trẻ nấu mềm, loãng hơn bình thường và ăn ngay sau khi nấu. Hoặc mẹ cho bé uống sữa nhiều hơn, bao gồm cả trẻ bú mẹ và sử dụng sữa công thức. Không cho trẻ ăn thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn và hạn chế cho bé ăn thực phẩm giàu chất xơ/ít dinh dưỡng như rau cần, măng, rau bí, rau muống,… Hay các loại ngô, đỗ, thức ăn nhiều đường, đồ ngọt công nghiệp,… khó tiêu hóa.
Đưa trẻ đi khám khi trẻ đi ngoài liên tục (hơn 8 lần/ngày), sốt, thường xuyên khát nước, mắt trũng sâu, ăn uống thất thường, không giảm tiêu chảy sau 2 ngày điều trị.
Cha mẹ cần cho bé đi khám nếu có hiện tượng tiêu chảy kèm nôn, sốt
Trẻ bị tiêu chảy nên uống nước cháo loãng pha với một chút muối để bù nước, chất điện giải và bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên mẹ không nên cho con uống nước cháo đường và cần phối hợp nước cháo với các loại nước khác như nước lọc, dung dịch oresol, nước ép trái cây nguyên chất,…