Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy vào hè? Mẹ nên chăm trẻ tiêu chảy như thế nào?

Theo thống kê hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,5 đến 2 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Đây là nguyên nhân tử vong thứ 2 ở trẻ em sau nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó mẹ cần chú ý nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy vào hè để phòng tránh. Bài viết cũng mách mẹ cách chăm trẻ bị tiêu chảy như thế nào.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy khi vào hè

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhất là vào mùa hè. Tình trạng tiêu chảy có nhiều mức độ khác nhau. Có rất nhiều trường hợp trẻ khỏi khi được mẹ chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên không ít trường hợp trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy vào hè? Mẹ nên chăm trẻ tiêu chảy như thế nào?

Gần 90% trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do nước và thực phẩm không hợp vệ sinh. Nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi là Rotavirus với hơn 125 triệu ca tiêu chảy hàng năm trên thế giới.

Tác nhân gây tiêu chảy gồm

  • Vi khuẩn như E.coli, salmonella
  • Virut điển hình là rota vi rút, adeno virut
  • Kí sinh trùng: Hay gặp nhất là lỵ amip, phẩy khuẩn tả, giun đũa, giun kim
  • Nấm candida albicans
  • Tác nhân khác: tiêu chảy do kháng sinh, kém dung nạp lactose, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, Celiac, dị ứng thức ăn, trẻ ăn quá nhiều thức ăn lạ gây gánh nặng cho tiêu hóa…

Các tác nhân này có thể lây qua các đường sau:

  • Qua thực phẩm thức ăn để nhiệt độ phòng lâu, để tủ lạnh không đậy cẩn thận. Mẹ để lẫn đồ sống và đồ chín, nước uống không được đun sôi
  • Lây từ người bị tiêu chảy khác sang do vệ sinh cá nhân kém, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Các yếu tố nguy cơ trẻ dễ mắc tiêu chảy

  • Trẻ không được nuôi bằng sữa non hay hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 5-6 tháng đầu
  • Trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức qua ti bình. Các loại sữa giàu chất dinh dưỡng chứa vào chai kín nóng ẩm là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Chưa kể bình và ti chưa được vệ sinh cẩn thận cũng là một nguồn lây nhiễm vi khuẩn cho bé
  • Tiêu chảy cũng dễ gặp ở những trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng hơn những trẻ phát triển bình thường

Tại sao vào hè trẻ dễ bị tiêu chảy hơn?

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy vào hè? Mẹ nên chăm trẻ tiêu chảy như thế nào?

  • Thời tiết nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong thức ăn khiến thức ăn dễ ôi thiu, nhanh hỏng
  • Thời tiết oi bức, nhu cầu uống nước của trẻ nhiều hơn. Nước lã, nước chưa đun sôi là nguồn lây nhiễm vi khuẩn. Thêm nữa, nước làm đá không hợp vệ sinh cũng là nguồn chứa vi khuẩn.

Hệ quả mà tiêu chảy gây ra

  • Cấp tính: mất nước và rối loạn điện giải có 3 mức độ nhẹ, vừa, nặng. Trẻ có nguy cơ tử vong nếy không được bổ sung nước và điện giải kịp thời,
  • Mạn tính: Rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng
  • Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Mẹ nên chăm trẻ tiêu chảy như thế nào?

  • Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau

    + Trẻ sốt, đau bụng, nôn trớ nhiều

    + Đại tiện phân máu, tanh

    + Dấu hiệu mất nước mức độ vừa trở lên: không có nước mắt, lờ đờ uể oải, mắt trũng, môi khô, tiểu rất ít, bỏ bú hoặc bỏ ăn uống

  • Bù nước và điện giải là việc mẹ luôn chú ý ngay từ khi trẻ bắt đầu bị tiêu chảy

Nếu trẻ đang bú mẹ, cho trẻ ăn tăng bữa, tăng lượng bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bổ sung dung dịch điện giải.

Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể chủ động cho trẻ uống điện giải ngay. Cách bù nước và điện giải bằng orezol: Pha 1 gói Orezol 20,5gram với 1 lít nước tinh khiết. Cho trẻ uống chia nhỏ bữa, nhiều lần, bất kì khi nào trẻ khát, hoặc bổ sung ngay sau khi đi đại tiện. Nhu cầu orezol theo lứa tuổi:
+ Trẻ dưới 2 tuổi, cần cho uống ít nhất 60-120ml sau mỗi lần đi ngoài
+ Trẻ trên 2 tuổi, lượng uống tối thiểu 120-250ml

Bảo quản orezol: Nhiệt độ môi trường bên ngoài không dùng khi để quá nửa ngày. Bảo quản tủ lạnh có thể dùng tối đa trong 2 ngày sau khi pha.

  • Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa. Bổ sung giá đỗ, các hạt nảy mầm có chứa men tiêu hóa tự nhiên giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ. Bổ sung các loại rau củ giữ nước như cà rốt, củ cải đường, bí, chuối…Tránh các loại đậu, thức ăn cay, hải sản

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm đi ngoài

Kháng sinh chỉ có tác dụng khi tác nhân gây tiêu chảy là vi khuẩn. Việc mẹ tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa biết nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy vừa không mang lại lợi ích, còn làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Việc trẻ đi ngoài nhiều lần là phản ứng của cơ thế đẩy các tác nhân có hại ra ngoài. Trường hợp mẹ tự ý dùng thuốc cầm đi ngoài, có thể dẫn đến các hại khuẩn và chất độc ứ trệ trong đường tiêu hóa, sau đó hấp thu vào máu gây nhiễm độc cho cơ thể

  • Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh có hiệu quả hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Nhờ việc bổ sung lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột sớm hồi phục. Từ đó giúp giảm mức độ nặng và thời gian tiêu chảy tối ưu cho trẻ. Một trong số các chủng được chứng minh có lợi nhất và an toàn, lành tính với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải kể đến là L.Rhamnosus GG.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy vào hè? Mẹ nên chăm trẻ tiêu chảy như thế nào?

Sản phẩm chứa lợi khuẩn L.Rhamnosus chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Qua bài viết, hy vọng mẹ có những kiến thức hữu ích giúp mẹ hiểu nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy. Nhờ đó bổ sung vào cẩm nang chăm bé của mình. Chúc bé của mẹ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đề kháng tốt!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ