Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để tránh nặng hơn?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm từ người sang người và dễ trở nặng ở trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để tránh làm cho bệnh nghiêm trọng hơn? Bố mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết cách kiêng cữ cho trẻ đúng cách.

Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để tránh nặng hơn?

Bệnh chân tay miệng có thể điều trị tốt nhưng tình hình của bệnh có thuyên giảm nhanh chóng hay không còn phụ thuộc vào việc kiêng cữ của trẻ có thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ không. Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ bị tay chân miệng kiêng gì để tránh làm cho bệnh nặng hơn, dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Khi thấy trẻ xuất hiện các nốt bọng nước, không được sử dụng các loại thuốc bôi cho con khi chưa có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt không dùng thuốc xanh bôi cho trẻ bởi khả năng viêm nhiễm cao.

Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để tránh nặng hơn?

Cần tuân thủ chỉ định điều trị, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

  • Khi trẻ bắt đầu xuất hiện vết viêm loét trong miệng thì cần ngừng sử dụng kháng sinh để chữa trị, thậm chí nếu cho trẻ dùng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không nên cho trẻ uống nhiều thuốc bổ hay vitamin trong quá trình điều trị.
  • Không nên cho trẻ kiêng tắm bởi bệnh không chỉ không thuyên giảm mà còn có thể dẫn tới vấn đề viêm nhiễm do các vết trên da gây ngứa ngáy cho trẻ.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người xung quanh, đặc biệt với những trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn bình thường.

Trong khoảng thời gian này, trẻ có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm tốt, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Bố mẹ cũng cần chú ý nấu món ăn phù hợp cho bé bởi sự xuất hiện của các nốt bọng nước hay vết loét trong miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát khi ăn, nhai hoặc ngậm thức ăn cứng, nóng.

Thực phẩm cần kiêng cho trẻ bị chân tay miệng ăn

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đủ chất, cho trẻ ăn uống hợp lý sẽ giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm nên tránh cho con ăn để không gây ảnh hưởng nặng nề tới vết loét trong miệng trẻ:

  • Thực phẩm giàu arginine: Arginine là acid amin khiến cho virus sản sinh nhiều hơn, do đó nếu cho trẻ ăn thực phẩm có chứa chất này có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Phụ huynh không nên cho trẻ ăn các thực phẩm như đậu phộng, socola, nho khô, các loại hạt..

Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để tránh nặng hơn?

Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu arginine

  • Rau muống, đồ nếp, thịt gà: Không nên cho trẻ ăn rau muống, đồ nếp hay thịt gà bởi đây là thực phẩm làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị mưng mủ, gây vỡ mụn nước và bị nhiễm trùng, bội nhiễm, tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nặng. Ăn thực phẩm này khi bé lên da non gây ra sẹo xấu mất thẩm mỹ.
  • Thức ăn cứng, cay nóng, quá mặn: Trẻ bị bệnh chân tay miệng hay có các vết loét trong khoang miệng và cổ họng, do đó nếu cho con ăn thức ăn cứng, cay nóng, quá mặn sẽ làm vết loét bị kích ứng nặng và khiến trẻ đau rát, khó chịu và lâu lành vết thương.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Tránh cho con ăn thịt và thực phẩm giàu chất béo như phô mai, bơ bởi có thể làm cho da bé tiết nhiều dầu, làm cho tình trạng phát ban nghiêm trọng hơn.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ là điều cần thiết khi bé bị bệnh để hỗ trợ con nhanh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe. Ngoài việc bồi bổ cơ thể bé với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, bố mẹ nên sử dụng thêm men vi sinh cung cấp probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhất là với trẻ bị biếng ăn, tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng. Sử dụng men vi sinh mỗi ngày sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng hơn để mau khỏe lại cũng như phòng tránh bệnh tái nhiễm.

Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để tránh nặng hơn?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Giờ thì bố mẹ đã rõ trẻ bị chân tay miệng kiêng gì và tránh ăn gì để hỗ trợ phục hồi nhanh chóng rồi. Bệnh chân tay miệng ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với  vấn đề tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn đầu của bệnh, bố mẹ cần quan sát tình trạng sức khỏe của con và xử lý sớm, tránh khiến trẻ bị các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ