Trẻ bị đầy bụng có nên ăn sữa chua không?

Tình trạng bị đầy bụng ở trẻ em mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khoẻ nhưng nó khiến bé yêu cảm thấy vô cùng khó chịu, quấy khóc. Vậy, trẻ bị đầy bụng có nên ăn sữa chua không? Có cải thiện được không?

Trẻ bị đầy bụng có nên ăn sữa chua không?

Trẻ bị đầy bụng có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua probiotic là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên bởi vi khuẩn lên men của sữa đó là vi khuẩn lên men lactic. Đây là một loại vi khuẩn rất có lợi cho sức khỏe con người. Trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, các loại vitamin, axit lactic và probiotic. Đặc biệt, một số loại sữa chua còn bổ sung thành phần DHA, giúp ngăn bệnh đường ruột, bổ sung axit cho dịch dạ dày, kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp trẻ nhỏ ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phòng chống được trẻ nhỏ bị táo bón.

Ngoài ra, thành phần đường lactoza có trong sữa chua đã được lên men rất dễ hấp thu. Đồng thời có tác dụng làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa. Nhờ đó mà trẻ nhỏ tránh được chứng tiêu chảy, giúp cơ thể hấp thu canxi và khoáng chất khác dễ dàng hơn. Điều này chứng tỏ rằng ở những trẻ bị đầy bụng ăn, việc sữa chua không hề nguy hại gì đến hệ tiêu hóa mà ngược lại rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích đường ruột hoạt động dễ dàng, tiêu thụ thức ăn hiệu quả hơn.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua mẹ cần lưu ý

Cho bé ăn sữa chua phù hợp với độ tuổi

Cho bé ăn sữa chua phù hợp với độ tuổi

Mặc dù sữa chua là thực phẩm lành dinh dưỡng rất tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn có thể cho trẻ ăn càng sớm, càng nhiều là càng tốt đâu nhé. Do bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa còn rất non nớt nên bạn chỉ có thể cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đủ 6 tháng tuổi với liều lượng như sau:

  • 6-10 tháng: 50g/ngày.
  • 1-2 tuổi: 80g/ngày.
  • Trên 2 tuổi: 100g/ngày

Những loại thực phẩm nên kết hợp với sữa chua cho trẻ ăn

Những loại thực phẩm nên kết hợp với sữa chua cho trẻ ăn

Khi kết hợp với thực phẩm phù hợp, món sữa chua sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thơm ngon hơn và kích thích khẩu vị bé hơn rất nhiều. Những loại thực phẩm có thể kết hợp với sữa chua mà cha mẹ nên cho trẻ dùng hàng ngày bao gồm:

  • Các loại thực phẩm tinh bột cho bữa ăn sáng: gạo, mì, bánh mì, bánh khoai lang, món ăn nấu từ bí đỏ… Do đó sau khi cho bé dùng bữa sáng với những thực phẩm tinh bột này mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sữa chua làm món tráng miệng cho bé.
  • Sữa chua có thể kết hợp với một số loại trái cây tốt cho tiêu hóa như: Táo, đào, chuối, bơ, dâu tây, lê,… để tạo thành món sữa chua dầm hoa quả ngon tuyệt.

Không nên hâm nóng sữa chua cho bé ăn

Đừng vì sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ dễ bị viêm họng, lạnh bụng mà bạn ngâm sữa chua qua nước sôi nóng hoặc hâm nóng sữa chua trong lò vi sóng nhé. Bởi như thế các vi khuẩn có lợi mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng.

Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, cha bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút như hướng dẫn ở trên hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi: 1 lạnh để sữa chua nguội đều trước khi cho bé sẽ dụng nhé.

Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn sữa chua

Trẻ bị đầy bụng có nên ăn sữa chua không?

Thời điểm cho bé ăn sữa chuaa tốt nhất 

Không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể cho bé ăn sữa chua hay ăn theo nhu cầu, sở thích của bé đâu nhé, thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn sữa chua cải thiện đầy bụng là:

  • Sau bữa ăn chính, sau khi sử dụng thuốc 2 tiếng đồng hồ: Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn hiệu quả.
  • Trước khi bé đi ngủ 30 phút: bởi vì ăn sữa chua lúc này không những giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ trẻ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon.

Ngoài ăn sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa thì hiện nay, việc sử dụng men vi sinh không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.

Cho trẻ uống thêm men vi sinh để cải thiện tiêu hóa tót hơn

Việc tăng cường lợi khuẩn từ men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh nhanh chóng, giải quyết nhanh dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu cho trẻ.

Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ tăng đề kháng tự nhiên cho bé. Điều này tạo tiền đề giúp con tiêu hóa tốt, miễn dịch vững vàng và phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa hay các bệnh lý đường ruột tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ