Trẻ ăn dặm không đi ngoài do nguyên nhân nào?

Khi con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc ba mẹ sẽ phải lo lắng với rất nhiều vấn đề tiêu hóa có thể xảy ra, trong đó hiện tượng khó đi ngoài là phổ biến nhất. Vậy, trẻ ăn dặm không đi ngoài do nguyên nhân nào?

Trẻ ăn dặm không đi ngoài do nguyên nhân nào?

Trẻ ăn dặm không đi ngoài do nguyên nhân nào?

Trẻ ăn dặm không đi ngoài do nguyên nhân nào?

  • Hệ tiêu hoá chưa thích nghi thực phẩm mới

Thông thường cha mẹ sẽ quan sát thấy những thay đổi trong việc đi vệ sinh ở trẻ khi cho trẻ ăn thức ăn đặc gồm có màu sắc, mùi, số lượng và số lần đi đại tiện của trẻ,… Đôi lúc ba mẹ còn thấy cả khối thức ăn trong tã, đây chính là biểu hiện của việc hệ thống tiêu hoá của bé còn chưa thích nghi với thức ăn.

  • Thời điểm cho bé ăn dặm quá sớm

Một trong những nguyên nhân trẻ ăn dặm không đi ngoài là do trẻ chưa sẵn sàng ăn dặm nhưng sự nóng lòng của cha mẹ đã vội vàng tập cho trẻ ăn hoặc ăn quá nhiều. Điều này vô tình khiến hệ tiêu hoá của trẻ có thể bị quá tải và xuất hiện tình trạng trẻ nhỏ bị táo bón khó đi ngoài.

  • Do bé bị thiếu nước

Trong quá trình ăn dặm, hệ tiêu hoá của trẻ đang phải thích nghi với những thực phẩm mới cùng với việc thiếu nước sẽ khiến phân bé bị khô, cứng khó có thể đẩy ra ngoài và lâu dần sẽ tích tụ khiến cho trẻ bị táo bón kéo dài.

  • Bé không bú mẹ đủ

Nhiều mẹ bỉm sữa nghĩ rằng, ăn dặm sẽ đầy đủ chất hơn cho trẻ và khi bé bắt đầu ăn dặm các mẹ thường cắt giảm nguồn sữa của trẻ. Đây chính là một sai lầm nghiêm trọng mà trên thực tế dù thực phẩm ăn dặm có giàu dinh dưỡng đến đâu cũng không thể giúp bổ sung dưỡng chất mà điển hình là kháng thể và enzym…

Vì vậy, ngay cả khi trẻ ăn dặm, việc bú sữa mẹ vẫn cần phải được duy trì đầy đủ để giúp trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đồng thời hạn chế tình trạng trẻ ăn dặm không đi ngoài hiệu quả.

  • Sữa công thức pha quá đặc

Nhiều mẹ không biết rằng bé ăn dặm bị táo bón, khó đi ngoài còn có thể do trẻ uống sữa công thức không đúng tỷ lệ. Trẻ uống sữa pha ít nước có thể gây nên tình trạng nóng trong và dẫn đến táo bón.

  • Do chế độ ăn dặm thiếu hụt chất xơ

Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón còn có thể là do trẻ không được bổ sung chất xơ từ chế độ ăn uống. Khi đó, bố mẹ cần phải bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ cho bé chẳng hạn như trái cây, rau xanh và trái cây….

Khắc phục trẻ ăn dặm không đi ngoài bằng cách nào? 

Trẻ ăn dặm không đi ngoài do nguyên nhân nào?

Khắc phục trẻ ăn dặm không đi ngoài bằng cách nào? 

Khi mẹ đã xác định được vì sao trẻ ăn dặm không đi ngoài, mẹ có thể áp dụng những cách sau để cải thiện:

  • Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp hạn chế táo bón khi ăn dặm: Mỗi ngày trẻ cần ăn khoảng 20 – 25g chất xơ từ rau, củ, quả, khoai lang, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám,… để ngăn ngừa táo bón.
  • Luyện cho trẻ thói quen vận động: Vận động giúp nhu động ruột, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Với trẻ chưa biết bò bạn có thể cho trẻ nằm ngửa, thực hiện động tác đạp xe. Trẻ biết bò thì nên khuyến khích con bò hay chơi các các đồ chơi có thể tự động di chuyển, lăn,… để tăng cường độ vận động ở trẻ.
  • Thực hiện chế độ ăn dặm khoa học: Khi trẻ 6 tháng tuổi mẹ đã có thể bắt đầu cho ăn dặm. Khi cho trẻ ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn 1 món trong 3 ngày để phát hiện các thực phẩm gây dị ứng ở trẻ. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa không phải hoạt động với cường độ cao. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn tươi sống, có giá trị dinh dưỡng cao và phối hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm. Mỗi bữa ăn cũng cần cho trẻ uống khoảng 25ml chất lỏng (tốt nhất là cho trẻ uống nước lọc).
  • Cho trẻ sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa: Hiện nay, cho trẻ uống men vi sinh cho trẻ bị táo bón đều đặn mỗi ngày trong 3 tháng liên tiếp để bố sung lợi khuẩn probiotic, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất đang là xu hướng được nhiều cha mẹ tin chọn.

Trẻ ăn dặm không đi ngoài do nguyên nhân nào?

Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ ăn dặm

Theo đó, bổ sung men vi sinh sẽ giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động ổn định, duy trì sự cân bằng cho hệ vi sinh, ngăn ngừa nguy cơ táo bón, khó đi ngoài do loạn khuẩn đường ruột ở trẻ ăn dặm hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đảm bảo hệ vi sinh đường ruột của con được cân bằng còn hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho bé. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé yêu tiêu hóa tốt, miễn dịch vững vàng để con khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ