Lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy rota tại nhà

Tiêu chảy do Rota virut là bệnh thường gặp ở trẻ, nhất là với những bé dưới 2 tuổi. Đặc biệt trong thời tiết thay đổi như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virut lây lan và dễ khiến con mắc bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy rota tại nhà, mẹ đừng bỏ lỡ!

Lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy rota tại nhà

Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm rota virut thường sau 1-4 ngày lây nhiễm sẽ có các biểu hiện như: trẻ thường nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày con bị đi ngoài, có trẻ bị đi ngoài rồi mới nôn và có bé đi ngoài kèm theo sốt, nhiệt độ từ 38 đến 39 độ. Do vừa nôn và tiêu chảy nên bé rất dễ bị mất nước, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời con dễ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Với những bé bị nhẹ không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3-4 ngày. Chủ yếu các mẹ chỉ cần lưu ý phòng biến chứng: bù nước và chất điện giải khi con bị mất nhiều nước.

Trẻ bị bệnh nhẹ, sau khi đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế, mẹ có thể để trẻ ở nhà và chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy rota tại nhà

Mẹ nên đưa bé đi khám khi có các biểu hiện tiêu chảy để được hướng dẫn đúng cách.

Một số điều mẹ cần lưu ý khi chăm trẻ bị tiêu chảy rota tại nhà:

  • Cần bù nước kịp thời cho bé

Điều quan trọng hàng đầu khi bé bị tiêu chảy là các mẹ cần bù nước, điện giải, tốt nhất là oresol kịp thời cho con. Tuỳ thuộc vào độ tuổi của bé mà mẹ cần lưu ý pha nước đúng theo chỉ định, không pha loãng hoặc quá đặc cho con. Bởi điều này có thể làm tình trạng tiêu chảy của con nặng hơn, bé có thể tử vong.

Các mẹ nên đút từng thìa oresol cho bé, 2 phút 1 lần, không nên cho bé tu hoặc uống liên tục. Việc bé uống liên tục, oresol không chỉ không hấp thu vào đường ruột mà lượng nước có thể mất đi nhiều hơn vì bé bị nôn.

Nếu con nôn, mẹ nên dừng cho bé uống khoảng 10 phút, sau đó cho bé uống lại với tốc độ chậm hơn.

Lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy rota tại nhà

Ba mẹ cần lưu ý bù nước kịp thời cho bé để tránh tình trạng con mất nước gây nguy hiểm.

Ngoài ra, các mẹ lưu ý không nên chỉ cho con uống nước lọc hoặc cho bé cháo gạo quá mặn, nước hoa quả pha đường, các đồ uống có ga,… làm tình trạng bệnh của con nặng hơn.

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất

Bên cạnh chú ý bù nước cho bé, các mẹ cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy:

  • Nên cho bé bú bình thường, duy trì cho bé dưới 6 tháng bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tăng cữ bú để bổ sung nước kịp thời cho con
  • Với bé lớn hơn, các mẹ nên cho con ăn các thức ăn dễ tiêu hoá như cháo loãng, chuối tiêu,…
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực tiêu hoá cho bé.
  • Thức ăn mẹ nên nấu mềm, nấu kỹ và cho con ăn ngay sau nây
  • Cần tránh các thực phẩm như măng, rau cần, ngô, đỗ nguyên hạt,…

Lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy rota tại nhà

Thiết lập dinh dưỡng khoa học và đủ chất khi bé tiêu chảy

Khi nào mẹ cần đưa bé tiêu chảy đi viện?

Với những bé tiêu chảy kèm các biểu hiện bất thường, mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế kịp thời:

  • Con đi ngoài liên tục, phân lỏng
  • Nôn nhiều
  • Bé trở nên khát, ăn uống kém, bỏ bú
  • Sốt cao
  • Dù mẹ áp dụng nhiều cách nhưng con không cải thiện sau 2 ngày
  • Có máu trong phân

Lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy rota tại nhà

Mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi con có các biểu hiện bất thường, mất nhiều nước.

Bé cần được điều trị và khám ngay khi có các triệu chứng:

  • Con có dấu hiệu mất nước: trẻ kích thích, khóc không có nước mắt, lưỡi khô, khát, nếp véo da mất chậm.
  • Bé có dấu hiệu mất nước nặng hơn: trẻ li bì, mệt lả, mắt rất trũng và khô, uống kém hoặc không thể bú được

Cách phòng ngừa tiêu chảy do virut rota cho trẻ

Để chăm sóc và phòng ngừa tiêu chảy do virut rota cho bé, các mẹ cần lưu ý:

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng đủ chất và điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh cho trẻ.
  • Nên đảm bảo cho bé ăn chính uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng bệnh tiêu chảy rota hiệu quả.
  • Hạn chế cho bé dùng nhiều các thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh.
  • Các mẹ nên tiệt trùng bình sữa, dụng cụ ăn uống của con bằng nước sôi và máy tiệt trùng chuyên dụng trước khi cho bé ăn.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh hoạt, đồ chơi của con thường xuyên để tránh virut rota có thể bám trên bề mặt.
  • Nên tập cho các con thói quen rửa tay trước khi cầm thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Với những bé có biểu hiện tiêu hoá kém, rối loạn tiêu hoá, các mẹ có thể kết hợp cho trẻ uống men vi sinh tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ tăng cường tiêu hoá và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.

Lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy rota tại nhà

  • Ngoài ra mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm vắcxin để phòng bệnh. Vắc xin rota phòng bệnh tiêu chảy cấp do virut dành cho trẻ từ 2-6 tháng tuổi.

Trên đây là một số lưu ý khi chăm trẻ tiêu chảy rota tại nhà và cách phòng ngừa hiệu quả ba mẹ có thể tham khảo. Chúc bé yêu của ba mẹ luôn khoẻ mạnh và phát triển toàn diện!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ