Ba mẹ có biết trẻ ăn dặm bị táo bón nguyên nhân vì sao?

Bé tập ăn dặm là một trong những cột mốc hàng đầu đánh dấu sự phát triển của bé. Tuy nhiên trong hành trình này, bé phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau khiến ba mẹ lo lắng. Một trong số đó là tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón. Vậy ba mẹ có biết nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

Hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây để giải đáp băn khoăn nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón! 

Giải đáp thắc mắc trẻ ăn dặm bị táo bón nguyên nhân do đâu?

  • Thay đổi chế độ ăn uống

Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé cần thời gian để thích nghi với thức ăn mới cũng như chế độ ăn mới. Quá trình này có thể làm thay đổi cân bằng vi sinh vật có lợi trong ruột.Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây táo bón cho bé. Cùng với đó, bé thay đổi từ việc tiêu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đến thức ăn rắn hơncó thể làm cho hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp, phải làm việc nặng nề hơn. Từ đó gây táo bón cho bé.

Ba mẹ có biết trẻ ăn dặm bị táo bón nguyên nhân vì sao?

Bé chưa quen với chế độ ăn dặm khiến hệ tiêu hoá hoạt động quá mức và gây táo bón

  • Thiếu nước

Các chuyên gia cho biết, nếu xét về tỉ trọng cân nặng, trẻ nhỏ cần nhiều nước hơn. Việc thiếu nước có thể làm cho phân của bé trở nên khô và khó di chuyển qua ruột. Từ đó gây ra táo bón.

  • Thức ăn chưa phù hợp

Việc ba mẹ bổ sung thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ táo bón cho bé. Ví dụ như thực phẩm ít chứa nước; thực phẩm giàu chất béo như bánh mì trắng; bánh quy, hoặc thực phẩm nhiều đường, thực phẩm nhiều protien… Ở giai đoạn này, hệ tiêu hoá của bé còn khá non yếu. Ba mẹ bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ khiến hệ tiêu hoá của bé quá tải. Từ đó dẫn tới bé bị táo bón.

  • Thiếu chất xơ

Chất xơ có vai trò kích thích nhu động ruột; tăng cường sự di chuyển của phân qua ruột. Thiếu chất xơ có thể làm cho phân trở nên cứng và khó di chuyển, gây ra táo bón cho bé.

Ba mẹ nên làm gì để hạn chế tình trạng trẻ mới ăn dặm gặp táo bón?

Như vậy có thể thấy rằng; giai đoạn ăn dặm bé dễ bị táo bón do hệ tiêu hoá chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thực phẩm. Để ngăn ngừa tình trạng trẻ mới ăn dặm gặp táo bón; ba mẹ hãy chú ý một số điều sau:

  • Xây dựng cho bé chế độ ăn dặm khoa học: Ở thời điểm bé mới bắt đầu ăn dặm, ba mẹ có thể bổ sung cho bé 1 bữa ăn dặm/ ngày; bữa còn lại bé sẽ bú mẹ. Tới khi bé đã quen dần, ba mẹ tăng lên cho bé khoảng 2 bữa/ ngày.
  • Tích cực cho bé ăn các thực phẩm giàu chất xơ: Ví dụ như cà rốt, bí đỏ, rau bina, khoai lang, súp lơ,… Nhờ bổ sung chất xơ đẩy đủ, nhu động ruột của bé sẽ được kích thích và hoạt động hiệu quả. Bé sẽ hạn chế tối đa tình trạng táo bón.

Ba mẹ nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho bé

  • Cho bé vận động thường xuyên: Việc bé lười vận động có thể sẽ khiến hệ tiêu hoá của bé hoạt động kém hơn. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây táo bón cho bé. Thay vào đó, ba mẹ nên chú ý kích thích bé vận động nhiều hơn; hạn chế táo bón hiệu quả.
  • Bổ sung đầy đủ chất lỏng cho bé: Nó bao gồm cả sữa công thức; nước lọc; nước ép hoa quả; nước lọc… Ở giai đoạn ăn dặm, bé cần được cung cấp đầy đủ nước để hệ tiêu hoá hoạt động tối ưu. Từ đó hỗ trợ bé đại tiện dễ dàng, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Ngoài ra, để hỗ trợ bé tiêu hoá tốt; nhuận tràng hơn, ba mẹ hãy kết hợp cho trẻ uống men vi sinh. Đây là sản phẩm cung cấp hàm lượng lợi khuẩn dôi dào; hỗ trợ đường ruột của bé hoạt động ổn định và tối ưu. Ngoài ra, men vi sinh còn hỗ trợ cân bằng hệ sinh thái đường ruột; khắc phục và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá cho bé.

Ba mẹ có biết trẻ ăn dặm bị táo bón nguyên nhân vì sao?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ nhỏ của Anh Quốc

Nhờ bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách, bé sẽ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh; hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhờ đó cải thiện tối đa tình trạng rối loạn tiêu hoá; loạn khuẩn đường ruột; phòng ngừa táo bón, khó đi ngoài ở trẻ nhỏ.

Tổng hợp: Dương Hoàng

TƯ VẤN MIỄN PHÍ