Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có nguy hiểm không?

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sẽ kết thúc khi trẻ được 1 – 3 tuổi. Hiện tượng dị ứng đạm sữa bò xuất hiện ở trẻ có gây nguy hiểm gì không? Xử lý như thế nào khi trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò?

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có nguy hiểm không?

Dị ứng đạm sữa bò xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ cảm thấy mối đe dọa đến từ các protein có trong sữa bò hay sữa công thức. Mức độ nguy hiểm của triệu chứng tăng dần với các biểu hiện như sau:

Dấu hiệu phổ biến

Có khoảng 7% trẻ em ở Mỹ bị dị ứng đạm sữa bò. Những trẻ sinh ra trong gia đình có người bị dị ứng đạm sữa bò có tỉ lệ mắc triệu chứng này cao hơn so với trẻ khác. Một số trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cũng có phản ứng tương tự khi sử dụng sữa cừu hay sữa dê. Các dấu hiệu phổ biến của triệu chứng gồm có:

  • Nổi mẩn đỏ hay bị phát ban khu vực miệng
  • Ngứa, thậm chí sưng phù toàn thân
  • Mặt sưng phù
  • Nôn trớ
  • Tiêu chảy
  • Khó thở, thở khò khè

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có nguy hiểm không?

Những trẻ sinh ra trong gia đình có người bị dị ứng đạm sữa bò có tỉ lệ mắc triệu chứng này cao hơn so với trẻ khác

Các hiện tượng phản ứng chậm

Một số trẻ sẽ có phản ứng ngay sau khi uống sữa khoảng 2 giờ (phản ứng nhanh), một số trẻ khác lại có phản ứng sau 48 giờ (phản ứng chậm). Các phản ứng chậm phổ biến bao gồm:

  • Nôn trớ ra sữa
  • Biếng ăn
  • Quấy khóc
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Eczema

Hiện tượng sốc phản vệ

Rất hiếm khi dị ứng đạm sữa bò gây ra các phản ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, thường được gọi bằng thuật ngữ sốc phản vệ. Thông thường phản ứng sốc phản vệ sẽ xảy ra ngay sau khi trẻ uống sữa hoặc các chế phẩm sữa.

Hiện tượng sốc phản vệ có diễn biến rất nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ngay khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây cha mẹ cần gọi cấp cứu ngay lập tức:

  • Phát ban, da sưng phù
  • Khó thở, thở khò khè
  • Môi, miệng, lưỡi hoặc họng bị sưng phù
  • Chân, tay, cơ thể trở nên bủn rủn, mềm nhũn
  • Ngất xỉu

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ dị ứng đạm sữa bò bị phát ban, da sưng phù cần được cấp cứu ngay lập tức

Xử lý như thế nào khi trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò?

Đối với trẻ < 12 tháng tuổi bị dị ứng đạm sữa bò: Dừng ngay việc cho trẻ sử dụng các loại sữa công thức, sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò. Trẻ < 6 tháng tuổi cho bú mẹ hoàn toàn. Trẻ 6 – 12 tháng tuổi cho trẻ bú mẹ và ăn dặm bằng bột, cháo.

Nếu mẹ không có đủ sữa cho con bú hay bị mất sữa, cần cho trẻ bú sữa ngoài thì nên chọn sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phần trong thời gian 2 – 4 tuần để cải thiện tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ. Nếu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò sau đó thì cần suy trì việc sử dụng sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phần trong khoảng 6 – 12 tháng.

Sữa chứa đạm thủy phân toàn phần là loại sữa công thức được chứng nhận và kiểm nghiệm lâm sàng về độ an toàn, khả năng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ điều trị chứng dị ứng đạm sữa bò lâu dài. Hàm lượng DHA và ARA có trong sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phần lần lượt là 17mg/100kcal (DHA) và 34mg/100kcal (ARA). Đây là hàm lượng cần thiết cho sự phát triển của thị lực, não bộ và cơ quan miễn dịch của trẻ.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần cho trẻ sơ sinh uống men vi sinh đều đặn mỗi ngày trong 3 tháng liên tục để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ. Các lợi khuẩn có trong men vi sinh sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ sử dụng men vi sinh ngay sau khi chào đời nếu trong gia đình có người từng bị dị ứng đạm sữa bò.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có nguy hiểm không?

Mẹ cần cho trẻ sơ sinh uống men vi sinh đều đặn mỗi ngày trong 3 tháng liên tục để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Hiện tượng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ thông thường sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể khiến trẻ bị sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì thế cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của con mình để có thể phát hiện và cấp cứu kịp thời khi trẻ bị sốc phản vệ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ