Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy cấp mùa hè và cách điều trị

Hiện nay, tiêu chảy cấp ở trẻ không còn là tình trạng hiếm gặp nữa. Bệnh nếu không được xử lý nhanh chóng và kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của bé. Dưới đây là biểu hiện và cách điều trị trẻ bị tiêu chảy cấp mùa hè mẹ nên biết.

Một số biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy cấp mùa hè và cách điều trị

Một số biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Tùy theo nguyên nhân mà tiêu chảy cấp ở trẻ có những triệu chứng nổi bật như số lần đi cầu có thể ít (khoảng 3 – 5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); hầu hết các trường hợp có đau bụng, buồn nôn hay nôn.

Một số hội chứng liên quan khác ở trẻ tiêu chảy cấp như (sốt, lưỡi bẩn, mệt nhọc…), nhiễm độc (tùy từng chất, có biểu hiện khác nhau), mất nước và điện giải ( trẻ thường xuyên kêu khát nước, khô miệng, mắt trũng, tứ chi lạnh, chuột rút, rối loạn nhịp tim, tiểu ít…), trụy tim mạch (mạch nhanh và nhỏ, huyết áp thấp…).

Thông thường, tiêu chảy cấp do đặc trưng với 3 triệu chứng như: sốt, nôn và mất nước. Mất nước do tiêu chảy cấp mùa hè ở trẻ có thể chia làm 3 độ như sau:

  • Độ 1: Trẻ bị tiêu chảy khoảng 4 – 6 lần/ngày, không có biểu hiện nôn và khát, tiểu tiện bình thường
  • Độ 2: Trẻ tiêu chảy 5 – 10 lần/ngày, nôn và khát nước, tiểu ít, môi khô
  • Độ 3: Trẻ tiêu chảy 10-15 lần/ngày, rất khát nước hay không có nước tiểu, môi khô nẻ, mắt trũng sâu, da nhăn nheo.

Cách cải thiện tình trạng trẻ bị tiêu chảy cấp mùa hè mẹ nên biết

Bù nước và điện giải

Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy cấp mùa hè và cách điều trị

Bù nước và điện giải

Mất nước mức độ A (mức độ nhẹ): bố mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho bé tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch oresol, nước đun sôi để nguội hoặc nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối, hồng xiêm…

Mất nước mức độ B (mức độ trung bình): trẻ cần được điều trị các cơ sở y tế. Trong trường hợp này thì cách điều trị tiêu chảy tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài như sau:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: 50 – 100ml
  • Trẻ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml
  • Trẻ 10 tuổi trở lên sẽ uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu được tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.

Trường hợp trẻ mất nước nặng: trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, đi tiểu ít, khóc không ra nước mắt, da kém đàn hồi, mắt trũng, môi khô nứt nẻ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch.

Ngoài việc bù nước và điện giải cho trẻ tiêu chảy cấp, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm chứa kẽm, không nên cho trẻ dùng các thuốc cầm tiêu chảy, chống nôn gây chướng bụng và kháng sinh. Mẹ chỉ dùng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc trong trường hợp phân có máu.

Chế độ ăn khi bé bị tiêu chảy

Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy cấp mùa hè và cách điều trị

Chế độ ăn khi bé bị tiêu chảy

Nên cho trẻ bị tiêu chảy cấp ăn đủ khẩu phần, không bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi.

Một số các thực phẩm nên dùng khi bé bị tiêu chảy như:

  • Gạo, khoai tây.
  • Thịt gà nạc, thịt lợn, cá
  • Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua.
  • Dầu thực vật.
  • Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

Tùy theo độ tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp:

  • Trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ: Tăng số lần bú, nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức phù hợp.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ thì cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu ăn để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. 

Hiện nay, đối với các trường hợp trẻ nhỏ bị tiêu chảy, để tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho con thì nhiều cha mẹ đã tìm chọn và sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn tốt cho trẻ.

Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy cấp mùa hè và cách điều trị

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé yêu của mẹ

Cũng bởi, việc bổ sung men vi sinh giúp tăng cường hàm lượng lợi khuẩn tối ưu từ sớm sẽ giúp đảm bảo đưa hệ vi sinh của trẻ về trạng thái cân bằng. Điều này giúp đường ruột của con hoạt động ổn định hơn. Bởi tiêu hóa của bé chỉ đảm bảo khỏe mạnh khi hệ vi sinh được duy trì ở tỉ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.

Việc tăng cường lợi khuẩn giúp các chức năng tiêu hóa cũng được tăng cường, cải thiện nhanh chóng các vấn đề tiêu hóa kém ở trẻ, nâng cao sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ sức đề kháng cho bé yêu của mẹ.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ