Bệnh tiêu hóa là gì? Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh đường tiêu hóa đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ do lúc này đề kháng và tiêu hóa của con còn non yếu. Vậy, bệnh tiêu hóa là gì? Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ là gì mẹ biết chưa?

Bệnh tiêu hóa là gì?

Bệnh tiêu hóa là gì? Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh tiêu hóa là gì?

Hệ thống tiêu hóa bao gồm các thành phần: Đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và túi mật. Chức năng của hệ thống này là giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Đường tiêu hóa là một phần của hệ thống tiêu hóa. Cấu tạo đường tiêu hóa gồm một loạt các cơ quan rỗng tham gia vào một ống xoắn dài từ miệng cho đến hậu môn, cụ thể:

  • Miệng.
  • Thực quản.
  • Dạ dày.
  • Ruột non.
  • Ruột già (đại tràng và trực tràng).
  • Hậu môn.

Bệnh đường tiêu hóa là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp lên những cơ quan của đường tiêu hóa. Một số bệnh đường tiêu hóa sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và có thể được khắc phục ngay tại nhà. Các bệnh còn lại thường là mãn tính, cần điều trị bởi bác sĩ chuyên môn trong thời gian dài.

Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh tiêu hóa là gì? Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

  • Táo bón

Táo bón xảy ra khi trẻ đi đại tiện ít hơn ba lần một tuần. Tình trạng này sẽ gây khó đi đại tiện, khó thải phân, phân cứng hoặc khô như phân dê. Ngoài ra trẻ nhỏ còn có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu trong khi đi hoặc sau khi đi đại tiện.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị táo bón bao gồm không ăn đầy đủ chất xơ, không uống nước, sử dụng một số loại thuốc đặc trị, căng thẳng, không vận động.

  • Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng kèm chất nhầy với số lượng trên ba lần một ngày. Bệnh thường khiến bé đau bụng âm ỉ, phân lỏng, mất nước, lượng phân nhiều và dễ bị chuột rút. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ bị tiêu chảy có thể là do:

+ Nhiễm vi khuẩn, virus có hại gây ra do ăn thực phẩm mất vệ sinh, đồ tái sống hoặc uống nước bị ô nhiễm

+ Uống nước hoặc ăn thực phẩm chứa vi khuẩn mà cơ thể trẻ không thích nghi được

+ Sử dụng sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, chất làm ngọt nhân tạo hoặc một số chất phụ gia

+ Dùng thuốc kháng sinh dài ngày.

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở trẻ em khi cơ trong thực quản mở ra và đóng lại không đúng lúc khi trẻ nuốt. Khi đó, thức ăn và dịch tiêu hóa có chứa axit sẽ chảy ngược vào thực quản của bé. Trào ngược axit dạ dày gây ra cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng, hay còn gọi là chứng ợ nóng.

Mẹ làm sao để giúp trẻ cải thiện bệnh tiêu hóa?

Bệnh tiêu hóa là gì? Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Mẹ làm sao để giúp trẻ cải thiện bệnh tiêu hóa?

Để khắc phục bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ nhanh chóng, mẹ có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Tập cho bé ăn chậm, nhai kỹ: Biện pháp không chỉ tránh cho bé bị nghẹn, sặc thức ăn mà còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Để tránh táo bón thì bé cần uống đủ nước giúp cho tiêu hóa hoạt động trơn tru và bình thường. Bên cạnh đó, các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như là khoai lang, rau đay, mồng tơi, các loại trái cây như bơ, chuối, táo… giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Để tránh bị đầy bụng, khó tiêu cho bé mẹ nên ăn cho con ăn các loại thức ăn dễ nhai, ăn nhiều rau xanh và trái cây trong thực đơn mỗi ngày.
  • Vận động thường xuyên: Việc vận động nhẹ nhàng như xoa bóp vùng bụng, các cơ bắp hoặc đi bộ khoảng 60 phút/ngày chia thành 2-3 lần tập giúp sức khỏe tiêu hóa của bé được cải thiện.
  • Ngoài ra, ngay khi trẻ có dấu hiệu tiêu hóa kém, biếng ăn thì mẹ có thể kết hợp dùng thêm men probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi trong những năm đầu đời, do hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên bé rất dễ gặp các vấn đề đường ruột do mất cân bằng hệ vi sinh.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ thiếu nước và cách bổ sung đúng?

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Việc kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn từ sớm cho bé giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa tối ưu cho con. Các lợi khuẩn khi được bổ sung giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh về trạng thái cân bằng, từ đó, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cho con nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bổ sung probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh giúp đường ruột hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa cho bé trong suốt những năm tháng đầu đời.

Tuy nhiên, khi lựa chọn men vi sinh cho con thì mẹ nên chú ý lựa chọn những sản phẩm chính hãng, có chứa thành phần là chủng lợi khuẩn và dạng bào chế phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi bổ sung cho bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ