Ba mẹ xử trí trẻ nôn trớ thế nào cho đúng?

Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi thường xuyên nôn trớ do các vấn đề sinh lý. Tình trạng này không đáng lo ngại xong gây ra nhiều khó khăn cho việc chăm con ăn, bú. Vậy, ba mẹ xử trí trẻ nôn trớ thế nào cho đúng?

Xử trí trẻ nôn trớ đối với trẻ bú mẹ/ bú bình

Ba mẹ xử trí trẻ nôn trớ thế nào cho đúng?

Xử trí trẻ nôn trớ đối với trẻ bú mẹ/ bú bình

Với đối tượng trẻ bú sữa mẹ, bú bình bị nôn trớ, các mẹ có thể xử lý theo hướng dẫn như sau:

  • Không cho trẻ bú quá no, nên chia thành nhiều cữ, mỗi cữ với lượng sữa vừa phải.
  • Khi cho trẻ bú, các mẹ chú ý cho trẻ bú bên trái trước sau đó đến bên phải để sữa trong dạ dày bé được tuần hoàn giảm nôn trớ.
  • Sau khi trẻ bú xong mẹ không nên cho bé nằm ngay mà nên bế dựng đầu bé, vỗ nhẹ vào lưng giúp bé ợ hơi.
  • Khi đặt bé nằm nên kê cao đầu, để phần thân trên cao hơn tránh tình trạng trào ngược, trẻ sặc chất nôn
  • Với trẻ bú bình thì các mẹ nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập núm vú, hạn chế bé nuốt phải nhiều hơi khi bú dẫn đến đầy bụng, nôn trớ. Ngoài ra các mẹ nên chú ý khi chọn núm ti cho bé, nên chọn núm ti có lỗ phù hợp với trẻ tránh tình trạng lỗ núm ti nhỏ quá hoặc to quá cũng khiến bé bị nôn trớ.

Xử trí trẻ nôn trớ đối với trẻ ăn dặm

Ba mẹ xử trí trẻ nôn trớ thế nào cho đúng?

Xử trí trẻ nôn trớ đối với trẻ ăn dặm

Trong giai đoạn ăn dặm, để ngăn ngừa cũng như xử lý trẻ hay nôn trớ khi ăn, mẹ nên:

  • Không nên cho trẻ ăn nhiều một lúc, nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để dạ dày bé có thời gian tiêu hóa hết lượng thức ăn.
  • Các mẹ nên thay đổi đa dạng thực đơn cho bé, với các thức ăn mới nên cho bé ăn từ lỏng cho đến đặc dần
  • Nếu bé mắc chứng không dung nạp sữa bò thì mẹ nên thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa chua.
  • Nếu trẻ đầy bụng nôn trớ kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng quằn quại, nôn mật xanh, mật vàng, nôn ra máu… thì các mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

*Chú ý: Ngoài ra, để cải thiện nhanh chứng nôn trớ cho bé, mẹ có thể áp dụng các mẹo sau đây:

  • Các mẹ nên massage bụng giúp bé để đẩy hơi ra ngoài
  • Chườm nóng bụng cũng là một phương pháp giúp bé giảm đầy bụng
  • Sử dụng hành, tỏi nướng xong đặt nên rốn của bé hoặc cho vài nhánh vào cháo cho bé ăn (đối với bé trên 2 tuổi) giúp giảm chướng bụng
  • Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Bổ sung men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ hiện là phương pháp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa hữu hiệu được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay để chăm sóc bé.

Ba mẹ xử trí trẻ nôn trớ thế nào cho đúng?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Men vi sinh bổ sung cho bé hàm lượng lợi khuẩn dồi dào giúp đảm bảo hệ vi sinh trong đường tiêu hóa của trẻ được cân bằng. Điều này giúp duy trì hoạt động ổn định của đường ruột, hạn chế tối đa các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé tiêu hóa tốt và khỏe mạnh.

Ngoài ra, chúng cũng cạnh tranh với những vi sinh vật gây bệnh trên đường tiêu hóa. Bởi vậy, trẻ sơ sinh dùng men vi sinh cũng giúp cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tối ưu.

Khi nào trẻ nôn trớ cần nhập viện?

Ba mẹ xử trí trẻ nôn trớ thế nào cho đúng?

Khi nào trẻ nôn trớ cần nhập viện?

Ở giai đoạn sơ sinh, nôn trớ thường do nguyên nhân sinh lý, nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Chính vì vậy, cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có những vấn đề sau:

  • Trẻ nôn nhiều, nôn liên tiếp trong 2 cữ sữa hoặc nôn trên 3 lần/ngày.
  • Trẻ không tăng cân, bị sụt cân hoặc trẻ quấy khóc suốt ngày vì khó chịu. Ngoài ra, trẻ bú kém hoặc bỏ bú, bụng chướng…
  • Môi và miệng trẻ bị khô hoặc mắt trũng. Tình trạng này có thể do trẻ bị mất nước.

Các biểu hiện khác thường như: Nôn ra dịch màu xanh lá cây, vàng, đỏ, hồng, nâu, hoặc trẻ nôn ra chất như bã cà phê. Cha mẹ cũng cần theo dõi tiểu đại tiện của trẻ có thấy bất thường không. Nếu tình trạng nôn kèm theo tiêu chảy, phân có máu, khó thở, sốt… cũng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ