Trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào? Ăn bao nhiêu là đủ?

Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ tiêu hóa còn non nớt và rất dễ bị tổn thương, do đó thời điểm cho con ăn cơm thế nào bố mẹ cũng cần cân nhắc kỹ. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu nên cho trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào và lượng bao nhiêu là đủ.

Trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào? Ăn bao nhiêu là đủ?

Nên cho trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào là một trong những vấn đề khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, để con có thể hứng thú với bữa cơm, ăn tốt mà không gây ra các vấn đề tiêu hóa của trẻ. Bố mẹ có thể cho con ăn cơm nát được tán nhuyễn khi bé đã được 19 tháng tuổi và có ít nhất 16 răng sữa, và sau khi trẻ được 24 tháng tuổi có 20 răng sữa thì có thể cho con ăn cơm mềm.

Trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào? Ăn bao nhiêu là đủ?

Có thể tập cho con ăn cơm nát khi bé được 19 tháng tuổi

Những ngày đầu mới tập cho bé ăn cơm, bố mẹ không nên ép con ăn quá nhiều mà chỉ nên thử tập với 2-3 thìa cơm một bữa giúp trẻ làm quen dần. Cùng với đó, mẹ vẫn cần cho con ăn song song cháo hoặc bột nếu trẻ chưa quen để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé trong ngày. Khi cho con ăn cơm cần lưu ý tránh chan canh vào cơm bởi sẽ khiến bé lười nhai, nuốt chửng cũng như làm tăng nguy cơ trẻ bị đau dạ dày.

Dinh dưỡng cần có trong bữa cơm của trẻ

Thời điểm cho trẻ tập ăn cơm bố mẹ cũng cần lưu ý bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu khác cho con. Khoảng thời gian từ 12 tháng tuổi tới 3 tuổi, não bé phát triển rất nhanh với mức tăng trưởng gấp 3 lần so với kích thước khi mới chào đời. Các tế bào chức năng của cơ thể cũng dần hình thành và phát triển, do đó cần cung cấp đủ hàm lượng chất dinh dưỡng quan trọng cho bé.

Trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào? Ăn bao nhiêu là đủ?

Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ

Mỗi bữa ăn của con cần được đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:

  • Đường bột (Carbohydrate): Chức năng quan trọng nhất của đường bột chính là bổ sung năng lượng chính cho cơ thể, tham gia vào việc cấu tạo tế bào và mô, hình thành và phát triển tế bào não, điều hòa hoạt động của cơ thể. Mẹ có thể thêm các thực phẩm cho trẻ bổ sung nhóm chất này với ngũ cốc, gạo, mì, bánh mì, rau củ..
  • Chất đạm: Chất đạm là nguyên liệu xây dựng các tế bào cơ thể, hình thành và phát triển hệ cơ, xương, răng cứng cáp, tạo nên dịch tiêu hóa, men, hormone giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, tạo ra kháng thể.. Bổ sung đạm với các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu..
  • Chất béo: Chất báo giúp hình thành và phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của trẻ, giúp cơ thể dự trữ năng lượng dưới dạng mô mỡ, tăng cường hấp thu vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, D, K.. Bố mẹ có thể tận dụng nguồn chất béo tốt từ cá, dầu, bơ thực vật cho trẻ.
  • Vitamin và khoáng chất: Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổng hợp dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng cho cơ thể, có nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi.

Với những trẻ nhỏ tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng, bị lười ăn, chán ăn, bố mẹ nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ, tạo tiền đề tăng cường hấp thu dinh dưỡng tối ưu cho bé. Nhờ đó, trẻ sẽ phòng tránh được các bệnh lý hệ tiêu hóa hay gặp khi đang trong quá trình tập ăn cơm và làm quen với các món ăn mới.

Trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào? Ăn bao nhiêu là đủ?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc.

Dù bố mẹ đã biết nên cho trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào nhưng đừng quá nôn nóng và bắt ép trẻ ăn cơm. Hãy hướng dẫn trẻ làm quen với món cơm, tập cho con ăn dần dần cũng như bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé để con phát triển toàn diện, tăng trưởng theo chuẩn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ