Bé hay nôn trớ khi ăn mẹ nên cải thiện bằng cách nào?

Trẻ nhỏ bị nôn trớ khi ăn là hiện tượng bình thường, phổ biến nhưng vẫn khiến mẹ bỉm lo lắng về việc nôn trớ có làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của con hay không. Vậy, bé hay nôn trớ khi ăn mẹ nên cải thiện bằng cách nào?

Nguyên nhân bé hay nôn trớ khi ăn mẹ cần biết

Bé hay nôn trớ khi ăn mẹ nên cải thiện bằng cách nào?

Nguyên nhân bé hay nôn trớ khi ăn mẹ cần biết

Trước khi tìm hiểu cách khắc phục trẻ bị nôn trớ khi ăn thì mẹ cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì. Một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ gặp phải tình trạng nôn trớ phổ biến phải kể đến: 

  • Do mẹ cho con ăn sai tư thế như cho bé nằm ăn, đầu thấp hơn dạ dày khiến cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên.
  • Do mẹ cho bé ăn quá nhiều: dạ dày của trẻ em vốn rất nhỏ, chưa hoàn thiện và còn nằm ngang nên chỉ cần ăn quá no một chút là sẽ bị nôn trớ.
  • Do vừa ăn vừa xóc bé: vừa ăn no xong lại nô đùa nhiều, bé cười lớn hoặc khóc nhiều cũng dễ bị nôn trớ khi ăn hoặc sau khi ăn xong.
  • Do bé vừa ăn xong mẹ đã cho con nằm xuống giường, không gối cao đầu cho bé, đặt đầu thấp hơn dạ dày nên khiến thức ăn dễ trào ngược.
  • Do loại bình sữa thiết kế không phù hợp, không có van thoát hơi. Vì thế khiến bé bú phải nhiều khí thừa hơn, dẫn đến nhanh no. Khí trong bụng nhiều không được hỗ trợ để giúp đẩy khí thải ra sẽ gây ọc, nôn trớ sữa hoặc thức ăn.

Bé hay nôn trớ khi ăn mẹ nên cải thiện bằng cách nào?

Đối với trẻ bú mẹ

Bé hay nôn trớ khi ăn mẹ nên cải thiện bằng cách nào?

Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, không để bé bú quá no và chỉ cho trẻ nằm sau khi bú mẹ ít nhất khoảng 15 phút. Về tư thế khi cho trẻ bú, mẹ cần đặt đầu và người trẻ nằm trên một đường thẳng, mặt quay vào vú mẹ, mũi của trẻ đối diện với núm vú. Mẹ phải ôm sát con vào người và dùng tay để đỡ mông. Sau đó, chạm vú vào môi trên của trẻ, đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ từ từ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ bú bên trái trước sau đó mới chuyển trẻ sang bên phải. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày.

Lưu ý sau khi cho trẻ bú xong, mẹ cần bế bé đứng lên và vỗ nhẹ vào phần lưng để  trẻ có thể ợ hơi được. Mục đích của việc này sẽ giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày – cũng là nguyên nhân gây nôn trớ.

Đối với trẻ bú bình

Bé hay nôn trớ khi ăn mẹ nên cải thiện bằng cách nào?

Mẹ hãy chú ý nghiêng bình sữa cho trẻ bú sao cho sữa ngập cổ bình để tránh tình trạng bé nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.

Ngoài ra, để khắc phục bé hay nôn trớ khi ăn hiệu quả thì hiện nay, nhiều bố mẹ đã kết hợp cho bé uống men vi sinh cho trẻ sơ sinh để bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, tạo tiền đề giúp bé khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

Nhờ đó chức năng của hệ tiêu hóa được thực hiện đầy đủ, khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng cũng diễn ra nhanh chóng hơn, tình trạng nôn trớ khi ăn cũng được cải thiện, giảm dần và chấm dứt hẳn cùng với quá trình lớn lên của bé.

Bé hay nôn trớ khi ăn mẹ nên cải thiện bằng cách nào?

Cho bé uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ

Trên đây là cách cải thiện bé hay nôn trớ khi ăn hiệu quả và đơn giản mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng tại nhà cho bé. Mặc dù nôn trớ sinh lý là hiện tượng tự nhiên, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng nếu nôn trớ quá nhiều cũng khiến trẻ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, làm bé bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Cho bé bú đúng cách và tăng cường tiêu hóa sớm để hạn chế nôn trớ là cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé mà mẹ bỉm tuyệt đối không thể bỏ qua.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ