Ba mẹ cần làm gì để đối với với tình trạng tiêu chảy khi bé ăn dặm?
Kể từ 6 tháng tuổi, bé yêu đã có thể bắt đầu hành trình tập ăn dặm. Đây là cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên đi kèm với sự thay đổi này là rất nhiều vấn đề khác nhau; trong đó có tình trạng bé ăn dặm bị tiêu chảy. Vậy ba mẹ nên làm gì để đối phó với vấn đề tiêu chảy khi bé ăn dặm?
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng tiêu chảy khi bé ăn dặm?
Các chuyên gia cho biết; có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng bé ăn tiêu chảy khi ăn dặm. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là những lí do dưới đây:
Bé ăn dặm quá sớm:Nhiều ba mẹ cho bé ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) khiến hệ tiêu hoá của bé chưa hoạt động kịp thời để thích nghi với những sự thay đổi. Điều này dẫn tới bé bị rối loạn hấp thu và tiêu chảy.
Chế độ ăn uống không phù hợp:Ba mẹ lựa chọn những thực phẩm quá nhiều chất béo; đạm hay gia vị sẽ khiến hệ tiêu hoá của bé bị quá tải. Từ đó dẫn tới bé bị rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy.
Bé tiêu chảy khi ăn dặm do ăn uống không phù hợp, ăn sai cách
Bé ăn dặm sai cách: Nếu ba mẹ cho bé ăn quá nhiều hoặc thức ăn quá đặc cũng sẽ khiến hệ tiêu hoá của bé bị rối loạn. Từ đó gây ra vấn đề tiêu chảy.
Vệ sinh không đảm bảo:Một số vấn đề về vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy khi bé ăn dặm. Ví dụ như thực phẩm mất vệ sinh; đồ ăn nhiễm khuẩn; ôi thiu;…
Tình trạng tiêu chảy khi bé ăn dặm có đáng lo ngại không?
Trên thực tế, việc bé gặp phải các vấn đề về tiêu hoá khi ăn dặm là điều không thể tránh khỏi. Nếu ba mẹ quan sát thấy bé vẫn ăn uống đầy đủ, tăng cân đều đặn thì không quá lo ngại. Có thể bé tiêu chảy là do đường ruột bị kích ứng do tiêu hoá chưa hết lượng đường có trong sữa hay thức ăn dặm.
Ba mẹ nên đưa bé tới thăm khám bác sĩ khi thấy bé có dấu hiệu tiêu chảy kèm theo biểu hiện bất thường
Tuy nhiên ngược lại, nếu trẻ nhỏ bị tiêu chảyđi ngoài ra phân lỏng có mùi chua; đi ngoài quá 3 lần mỗi ngày kèm theo cơ thể mệt mỏi; có biểu hiện sa sút cân nặng thì ba mẹ cần chú ý. Tốt nhất là ba mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương án cải thiện kịp thời. Thêm vào đó, ba mẹ nên chú ý bổ sung đủ nước cho bé. Bởi bé tiêu chảy kéo dài cơ thể sẽ mất nước nghiêm trọng. Nếu không bổ sung đủ nước sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Ba mẹ nên làm gì với tình trạng tiêu chảy khi bé ăn dặm?
Trong trường hợp bé tiêu chảy do đường ruột bị kích ứng với lượng đường hay thức ăn thừa; ba mẹ nên chú ý một số điểm dưới đây:
Giảm lượng sữa động vật và đường lactose trong khẩu phần ăn dặm của bé
Cho bé ăn những thực phẩm giàu protein; vitamin cùng các yếu tố vi lượng khác. Nó sẽ hỗ trợ tái tạo, cải thiện niêm mạc ruột bị tổn thương của bé.
Không cho bé ăn các thức ăn chứa nhiều đường; chất béo hay nước giải khát công nghiệp.
Cho bé ăn các thức ăn như gạo, khoai; chế biển dưới dạng lỏng; mềm; dễ tiêu hoá.
Tăng cường bổ sung hoa quả tươi cho bé nhằm cải thiện lượng vitamin, muối khoáng cho cơ thể bé.
Ngoài ra trong trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy cấp; ba mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất cho bé. Cùng với đó nếu bé tiêu khi chảy ăn dặm, mẹ nên chú ý:
Không tự ý cho bé dùng các loại thuốc chống đi ngoài khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Cho bé ăn ít, vừa phải. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho bé.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ cách dụng cu cho bé ăn dặm, tránh nhiễm khuẩn.
Cho bé ăn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng; chú trọng các thực phẩm giàu chất xơ.
Men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
Với những bé có biểu hiện tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn, ba mẹ có thể kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Men vi sinh giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào. Nhờ đó giúp bé ổn định lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé giảm thiểu nhanh chóng các dấu hiệu tiêu chảy do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột.