Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy luôn là vấn đề khiến bố mẹ lo lắng và tìm cách xử lý nhanh chóng nhất có thể. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ bị tiêu chảy mà mẹ nhất định không thể bỏ qua.

Tìm hiểu nguyên nhân bé bị tiêu chảy là gì?

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ bị tiêu chảy

Tìm hiểu nguyên nhân bé bị tiêu chảy là gì?

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là:

  • Nhiễm khuẩn: trẻ bị tiêu chảy đa phần là do nhiễm rotavirus – loại virus chính gây tình trạng tiêu chảy nặng (có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế, nơi mà bé có thể chạm vào,…) không chỉ đe dọa sức khỏe mà còn cả tính mạng của bé nữa.
  • Dị ứng với sữa mẹ: Theo các chuyên gia, phần lớn bé sơ sinh bị tiêu chảy có thể là do bị dị ứng với với một số các thành phần có trong sữa mẹ do chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp. Do đó, khi bé bị tiêu chảy, các mẹ nên rà soát chế độ ăn của mình và loại bỏ ngay những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: Đậu phộng, hải sản, đậu nành, thức ăn đường phố, các món ăn cũ hâm nóng lại, cà phê, thuốc lá, rượu, trà thảo mộc, các món cay nóng,…
  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn mà lại đổi ngột chuyển sang bú sữa công thức sẽ có thể khiến bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, khi mới ăn dặm, các bé cũng dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên chưa quen với thực phẩm mới.
  • Do bé bị rối loạn tiêu hóa, đường ruột kém hấp thu dưỡng chất.

Những kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ bị tiêu chảy mẹ cần biết

Chăm sóc bé bị tiêu chảy đúng cách tại nhà

Nhận ra những nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần nhanh chóng áp dụng những cách xử lý sau để nhanh chóng hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Cụ thể là: 

  • Bù nước cho bé: Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần bù nước cho bé bằng dung dịch Oresol. Lưu ý khi pha Oresol, mẹ phải đảm bảo pha đúng 1 gói 1 lít nước đun sôi để nguội. Đồng thời trước khi cho bé uống thì mẹ lắc đều và cho bé uống hết trong vòng 24 giờ nhé.
  • Mẹ nên áp dụng quy tắc “ăn ít uống nhiều”. Ngoài ra, không nên cho bé ăn dặm với thức ăn có khả năng khiến bé bị tiêu chảy nặng hơn như: các loại đậu, bắp cải, giá, lê, đào, mận… Thay vào đó, mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước bị mất đi.
  • Mẹ không nên cho bé ăn kiêng quá mức vì thiếu những chất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa. Vì vậy, mẹ cần cho bé ăn uống như bình thường, nhằm giúp bé có đủ dưỡng chất, tăng sức chống đỡ với bệnh.
  • Thức ăn dặm của bé phải được nghiền nhỏ, nấu loãng. Nếu bé đang bú thì hãy tiếp tục cho bú theo nhu cầu. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tác dụng chống mất nước và tăng cường axit amin tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ bị tiêu chảy

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột

  • Ngoài ra, có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, cải thiện tiêu chảy nhanh chóng. Bởi việc tăng cường lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, ngăn ngừa sự xâm nhập của hại khuẩn cũng như làm giảm độc lực của độc tố do hại khuẩn gây ra. Nhờ đó giúp duy trì hoạt động của đường ruột ổn định và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn cho bé bú 

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ bị tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cần đảm bảo khoa học

Với trẻ sơ sinh nguồn dinh dưỡng chủ yếu mà trẻ hấp thu là từ sữa mẹ. Do đó, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn. Gợi ý chế độ ăn khoa học cho mẹ như sau: 

  • Chế độ ăn BRAT

Các bác sĩ khuyên mẹ nên ăn theo chế độ BRAT khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Chế độ ăn BRAT bao gồm các loại đồ  ăn đó là chuối, gạo, táo, bánh mì. Đây là những loại thức ít chất béo, ít đạm, dễ tiêu hóa, ít chất xơ nên có thể giúp trẻ sơ sinh chóng khỏi tiêu chảy. Bên cạnh đó chuối còn chứa nhiều kali có tác dụng duy trì chức năng của tế bào, bù đắp chất điện giải cho trẻ.

  • Các loại rau, củ, quả

Trẻ bị tiêu chảy cần được bổ sung rất nhiều vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh. Do đó, mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bằng cách nâng cao chất lượng sữa mẹ. Việc mẹ nên làm lúc này là tích cực ăn nhiều rau, củ quả để có được nguồn sữa tốt cho trẻ.

  • Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho cả mẹ và bé. Do vậy mẹ nên chọn ăn sữa chua thay vì các loại sữa khác. 

  • Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có khả năng trung hòa sữa mẹ rất tốt giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy khi trẻ bú mẹ hiệu quả. Không chỉ vậy, trà hoa cúc còn giúp mẹ giữ nước, tạo sữa và giảm bớt triệu chứng đau nhức cơ thể mẹ sau sinh.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ