Trẻ trớ sữa ra mũi – điều mẹ cần lưu ý làm ngay!

Trẻ bị trớ sữa lên mũi gây khó thở, sặc sữa, nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp xử lý khi trẻ bị trớ sữa lên mũi lên mũi. Trẻ trớ sữa ra mũi – điều mẹ cần lưu ý làm ngay!

Nguyên nhân khiến trẻ bị trớ sữa lên mũi

Trẻ sơ sinh dễ bị trớ sữa lên mũi vì những nguyên nhân sau:

  • Cho trẻ bú bình không đúng cách, miệng bé ngậm không kín núm vú, bình sữa không nâng cao để sữa ngập núm vú khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí vào bụng gây chướng và bị trớ sau bú.
  • Núm vú bình sữa bị đục lỗ quá to khiến sữa chảy nhanh, mạnh, trẻ không kịp nuốt.
  • Mẹ cho con bú quá nhiều, thậm chí một số cha mẹ còn ép trẻ ăn bằng cách bóp mũi buộc con phải há miệng ra thở và tận dụng lúc đó để bón sữa khiến trẻ bị sặc.
  • Bé ăn trong khi ngủ, những trẻ bú bình có nguy cơ cao bị trớ sữa ra mũi vì sữa trong bình vẫn chảy vào miệng trong khi bé đang ngủ và không nuốt. Khi bé thở mạnh, sữa bị đẩy lên mũi hay bị hít vào phế quản, khí quản gây trớ, sặc.
  • Mẹ đặt bé nằm xuống ngay khi vừa bú xong thường bị trớ do sữa vẫn còn trong thực quản, chưa được chuyển xuống dạ dày hay đường ruột, dễ bị trào ra ngoài. Nhưng bà mẹ đặt bé nằm ngửa, chèn để cố định đầu khiến trẻ dễ bị trớ ra mũi và bị ngạt vì bé không thể tự xoay sở để thoát khỏi cơn ngạt hoặc khó thở.
  • Mẹ không theo dõi trẻ sau bú, không biết bé bị trớ sữa và lấy hết cặn sữa ra khỏi đường thở cho bé.
  • Trẻ vừa bú vừa trò chuyện với người xung quanh (thường ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên bắt đầu biết trò chuyện), không nuốt sữa ngay hoặc cười khi trong miệng vẫn còn sữa và bị tràn vào khí quản gây sặc lên mũi.

Trẻ trớ sữa ra mũi - điều mẹ cần lưu ý làm ngay!

Trẻ nằm sấp ngay sau khi bú có nguy cơ bị trớ, sặc sữa lên mũi rất cao

Trẻ trớ sữa ra mũi – điều mẹ cần lưu ý làm ngay

Em bé bị trớ sữa ra mũi, đi vào đường hô hấp có thể bị ngạt thở, không được phát hiện kịp thời có thể khiến não bị tổn thương và để lại di chứng nặng nề như xuất huyết, viêm phổi, ngừng tim, chết não,… thậm chí có thể khiến bé tử vong. Khi trẻ bị trớ sữa lên mũi cha mẹ, người chăm sóc cần xử lý ngay để bé không bị ngạt thở.

Trẻ trớ sữa ra mũi - điều mẹ cần lưu ý làm ngay!

Khi trẻ bị trớ sữa lên mũi cha mẹ, người chăm sóc cần xử lý ngay để bé không bị ngạt thở

Cách xử lý khi trẻ bị trớ sữa lên mũi gồm có các bước sau:

  • Bước 1: Cho bé ngồi lên

Đỡ bé ngồi thẳng dậy, để bé có thể ho và phun được cặn sữa trong đường hô hấp ra ngoài, sau đó lau sạch mũi, miệng và cơ thể bé. Nếu trẻ vẫn có thể ho có nghĩa là đường thở chị bị tắc nhẹ, có thể khắc phục cho bé ngay tại nhà.

  • Bước 2: Hút sữa trong đường thở

Hút sữa trong mũi và miệng bé ngay khi thấy trẻ vẫn bị khó thở, có dấu hiệu da mặt bị tím tái nhiều hơn. Người chăm sóc dùng miệng hút trực tiếp vào mũi, miệng bé, càng nhanh càng mạnh càng tốt. Sau đó nhéo một cái để kích thích bé thở ra.

  • Bước 3: Dốc ngược và vỗ nhẹ vào lưng

Nếu thấy bé vẫn bị khó thở, tím tái hãy vác ngược bé trên vai hoặc đặt bé nằm úp lên 1 cánh tay, dùng tay còn lại vỗ nhẹ lên lưng bé khoảng 5 – 10 cái rồi lật bé trở lại kiểm tra xem bé đã ọc hết sữa ra ngoài và hít thở bình thường chưa.

  • Bước 4: Ấn ngực

Nếu thực hiện xong bước 3 vẫn thấy bé chưa hít thở bình thường mẹ cần làm tiếp bước ấn ngực cho bé. Đặt bé nằm ngửa trên đùi, 1 tay giữ đầu, 1 tay ấn nhẹ lên ngực để giúp bé hít thở.

  • Bước 5: Đưa đi cấp cứu nếu bé chưa hô hấp bình thường

Nếu thực hiện 4 bước trên vẫn thấy bé chưa hô hấp được bình thường mẹ cần tiếp tục thực hiện những bước sơ cứu bên trên và gọi cấp cứu đưa bé đi bệnh viện.

Làm gì để chống sặc sữa cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi là hiện tượng phổ biến, người chăm sóc biết cách xử lý khi thấy bé bị trớ thì có thể giảm nguy hiểm cho bé. Để ngăn ngừa sặc sữa cho bé mẹ cần thực hiện đúng những cách chăm sóc dưới đây:

  • Không cho bé vừa bú vừa ngủ, cũng không được nói chuyện hay cười đùa khi bé đang bú. Nên cho bé bú tại nơi yên tĩnh, không có người và tiếng động để bé không bị phân tâm hay cười đùa gây trớ, sặc.
  • Cho bé bú đúng tư thế, mông, lưng, đầu thành 1 đường thẳng, đầu cao hơn mặt phẳng ngang 1 góc 30 độ. Nếu bé đang bị ngạt mũi cần hút mũi, đờm trong họng bé trước khi cho bú.
  • Nếu cho bé bú bằng bình sữa thì cần cho ngậm kín núm vú, nghiêng bình sữa khoảng 45 độ sao cho núm vú luôn có đầy sữa để bé không nuốt phải không khí trong khi bú. Tư thế cho bé bú tương tự khi ngồi cho bé bú mẹ.
  • Lựa chọn loại núm vú không quá to để sữa không chảy quá mạnh khiến bé bị sặc, trớ.
  • Không cho bé bú quá no, bế bé thêm khoảng 15 phút sau bú rồi vỗ ợ hơi cho bé trước khi đặt nằm.
  • Không để bé nằm úp hay nằm quay mặt vào tường, giữ nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời theo dõi giấc ngủ của bé thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý trong trường hợp bé bị nôn trớ.
  • Với trẻ tiêu hóa kém, ba mẹ có thể kết hợp cho con dùng thêm men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng đề kháng cho con. Điều này giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, khỏe mạnh. Đường ruột khỏe mạnh là cách thúc đẩy hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện, giảm nôn trớ sữa lên mũi cho bé nhanh hơn.

Trẻ trớ sữa ra mũi - điều mẹ cần lưu ý làm ngay!

Kết hợp cho bé tiêu hóa kém uống thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Do hệ tiêu hóa còn non nớt, tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, sẽ giảm dần và hết hẳn cùng với quá trình lớn lên ở trẻ. Phần lớn các bé hết nôn trớ khi tròn 1 tuổi, số ít bé hết nôn trớ muộn hơn nhưng sau 1 tuổi các bé cũng rất hiếm khi bị nôn trớ. Mặc dù trẻ bị nôn trớ không nguy hiểm nhưng nếu mẹ không chú ý khiến bé bị trớ sữa ra mũi và không được xử lý ngay thì có thể bị ngạt thở, ngừng thở, suy hô hấp, tim ngừng đập,… nguy hiểm đến tính mạng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ