Hiện tượng bé táo bón khi bắt đầu ăn dặm xử lí như thế nào?

Khi bé bắt đầu ăn dặm, cơ thể bé sẽ xuất hiện rất nhiều sự thay đổi khác nhau. Một trong những vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm nhất hiện nay là tình trạng bé táo bón khi bắt đầu ăn dặm. Dù đây là vấn đề khá phổ biến; thế nhưng ba mẹ cũng không nên quá chủ quan. Vậy hiện tượng bé táo bón khi bắt đầu ăn dặm ba mẹ nên xử lí như thế nào? 

Nhận biết tình trạng bé táo bón khi bắt đầu ăn dặm

Trên thực tế, tình trạng táo bón khi bắt đầu ăn dặm khá phổ biến hiện nay. Tuỳ thuộc vào mỗi bé, mỗi chế độ dinh dưỡng mà thói quen, số lần đi vệ sinh của bé sẽ không giống nhau. Ba mẹ có thể nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Bé đi đại tiện tần suất ít hơn 3 lần/ tuần; mỗi lần đi sẽ bị đau
  • Phân của bé cứng và lớn hơn so với bình thường.
  • Phân có dấu hiệu khô, vón cục
  • Bụng bé khi sờ vào sẽ thấy bị trướng, cứng.
  • Bé có dấu hiệu biếng ăn, đi ngoài khó khăn.
  • Bé thường xuyên quấy khóc, đau và khó chịu.

Hiện tượng bé táo bón khi bắt đầu ăn dặm xử lí như thế nào?

Bé bị táo bón khi ăn dặm sẽ có tần suất đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần

Dù hiện tượng trẻ nhỏ bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Thế nhưng ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan với vấn đề này. Bởi nếu kéo dài, nó có thể gây ra những tác động tiêu cực tới sức khoẻ của bé:

  • Bé hình thành tâm lí nhịn đi đại tiện bởi phân khô, cứng khiến bé đau rát hậu môn.
  • Bé bị tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể do phân không đào thải được ra ngoài.
  • Xuất hiện tình trạng bé bị nứt kẽ hậu môn do phân lớn và cứng
  • Tăng nguy cơ bị trĩ hoặc bệnh lí về đường ruột ở trẻ.

Xử lí tình trạng táo bón khi bắt đầu ăn dặm – Ba mẹ nên làm gì?

Để cải thiện tình trạng bé táo bón khi bắt đầu ăn dặm, ba mẹ hãy chú ý một số điểm dưới đây:

+ Cho bé ăn theo nguyên tắc từ lỏng tới đặc: Đây là giải pháp hiệu quả giúp hệ tiêu hoá có sự làm quen dần với thức ăn. Ba mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm từ cháo loãng trong thời gian đầu cho bé. Khi bé đã quen dần mới nâng dần độ đặc của bữa ăn. Nhờ vậy, bé sẽ dễ dàng tiêu hoá hơn.

+ Tăng cường thêm lượng chất xơ: Chúng sẽ giúp bé kích thích nhu động ruột; làm mềm phân và hỗ trợ bé dễ dàng đi đại tiện hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ cho bé là yến mạch; bí đỏ; rau bina; củ cải; bắp cải; súp lơ…

Hiện tượng bé táo bón khi bắt đầu ăn dặm xử lí như thế nào?

Ba mẹ nên tăng cường thêm chất xơ cho bé từ các loại rau củ quả

+ Cho bé ăn dặm theo đúng độ tuổi khuyến nghị: Thông thường, bé sẽ sẵn sàng ăn dặm khi đã được 6 tháng tuổi. Ba mẹ tránh không cho bé ăn dặm quá sớm. Bởi hệ tiêu hoá của bé còn non nớt sẽ không thể tiêu hoá hết lượng thực phẩm nạp vào cơ thể và gây táo bón.

+ Cho bé uống đủ nước: Nước sẽ giúp bé làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng ở trong ruột. Ba mẹ nên chú ý cho bé bổ sung đủ nước mỗi ngày. Nhờ đó hạn chế tối ưu tình trạng táo bón xảy ra.

+ Cho bé tắm với nước ấm: Việc tắm nước ấm sẽ giúp bé làm giãn nở các cơ ở vùng hậu môn và trực tràng. Đồng thời nó cũng khiến bé có tâm lí dễ chịu hơn. Điều này sẽ hỗ trợ bé giải quyết vấn đề táo bón nhanh chóng hơn.

+ Bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đây là giải pháp cung cấp thêm hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho hệ tiêu hoá của bé. Nhờ đó hỗ trợ đường ruột của bé hoạt động hiệu quả; hạn chế các vấn đề bé bị khó tiêu; đầy hơi chướng bụng; táo bón do nhiễm khuẩn; rối loạn tiêu hoá…

Hiện tượng bé táo bón khi bắt đầu ăn dặm xử lí như thế nào?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ nhỏ của Anh Quốc

Nhờ sử dụng men lợi khuẩn đúng cách sẽ giúp trẻ cân bằng hệ sinh thái đường ruột, cung cấp hàm lượng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của bé; hỗ trợ giúp bé hấp thu dinh dưỡng tối ưu. Bé sẽ ăn uống tốt hơn và tăng cân khoẻ mạnh, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Tổng hợp: Dương Hoàng

TƯ VẤN MIỄN PHÍ