Trẻ sơ sinh đau bụng có sao không? Phương pháp chăm sóc đúng cách tại nhà

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc phải các bệnh lý đường ruột, trong đó có đau bụng. Với người lớn, hiện tượng đau bụng có thể nhận biết dễ dàng để tìm cách cải thiện. Tuy nhiên trẻ sơ sinh bị đau bụng lại gặp khó khăn trong việc nhận biết và xử lý. Vậy trẻ sơ sinh đau bụng có sao không và cách chăm sóc trẻ thế nào?

Nguyên nhân gây ra đau bụng ở trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết

Trẻ sơ sinh đau bụng có sao không? Phương pháp chăm sóc đúng cách tại nhà

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị đau bụng

Đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có:

  • Trẻ có hiện tượng nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Trẻ bú nhiều sữa một lúc gây ra hiện tượng đầy bụng, đau bụng.
  • Trẻ nuốt nhiều hơi trong lúc bú khiến bé bị chướng bụng.
  • Trẻ khó tiêu hóa, trẻ bị bệnh đường tiêu hóa.
  • Trẻ đau quặn bụng bởi hội chứng Colic.
  • Trẻ dị ứng đạm sữa công thức, dị ứng đạm sữa bò.

Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng

Khi mẹ thấy xuất hiện một hay nhiều dấu hiệu sau đây có thể thấy trẻ sơ sinh đang bị đau bụng:

  • Khóc từng cơn nẩy người, co đùi, kéo chân lên ngực khi bé trong cơn khóc.
  • Khóc khi bị ấn vào bụng, không khóc khi ấn sang nơi khác.
  • Hành vi bất thường, trăn trở, gắt gỏng nhiều.
  • Không ăn, không ngủ.
  • Vặn vẹo, đau cơ hay khuôn mặt tỏ rõ đau đớn như nhăn nhó, nhắm nghiền mắt.

Trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh đau bụng có sao không?

Trẻ sơ sinh đau bụng có sao không? Phương pháp chăm sóc đúng cách tại nhà

Xác định tình trạng sức khỏe của bé giúp bố mẹ có phản ứng kịp thời, chính xác

Mẹ cần xác định tình trạng sức khỏe của con để biết được trẻ sơ sinh đau bụng có sao không:

  • Những trường hợp có dấu hiệu cấp cứu, đe dọa tới tính mạng của trẻ cần được đưa đi viện ngay.
  • Những trường hợp ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của bé nhưng tổng trạng ổn định thì cũng nên đưa bé đi viện để tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách khắc phục kịp thời.
  • Những trường hợp ảnh hưởng ít tới sinh hoạt của bé, sau khi bị đau bụng và quấy khóc trẻ hoàn toàn bình thường, bú tốt, tươi tỉnh, lên cân… Phần lớn những trẻ này có triệu chứng đau bụng tự giới hạn và tự hết, phần còn lại bố mẹ cần theo dõi với những đợt thăm khám sức khỏe chi tiết.

Phương pháp chăm sóc đúng cách tại nhà cho bé đau bụng

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào cho đúng là băn khoăn của nhiều phụ huynh có con nhỏ gặp tình trạng này, bố mẹ nên nhớ:

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng tới sinh hoạt của con để đưa trẻ đi viện kịp thời.
  • Bế đứng trẻ, với bụng bé áp vào người mẹ và vỗ nhẹ lên lưng con.
  • Làm dịu tinh thần của trẻ với cách đưa bé đi dạo một vòng.
  • Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn khi con bị đau bụng.
  • Thực hiện vỗ ợ hơi để giảm đầy bụng, tống khí dư thừa ra bên ngoài.
  • Cho bé bú vừa đủ, đúng cữ, không ép con ăn quá no.
  • Vệ sinh sạch sẽ tay trước và sau khi chăm sóc trẻ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn từ mẹ sang bé.
  • Thay đổi chế độ ăn của người mẹ với các thực phẩm lành mạnh để dòng sữa mát hơn, dinh dưỡng hơn. Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ có thể đổi sang loại sữa khác cho con.
  • Với bé sơ sinh có tiêu hóa nền kém, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh để ổn định, cân bằng hệ sinh thái đường ruột, giải quyết tình trạng đau bụng do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn cũng như bảo vệ thành ruột của trẻ. Dùng men vi sinh đều đặn là cách giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé, phòng tránh nhiều bệnh lý đường ruột bao gồm đau bụng.

Trẻ sơ sinh đau bụng có sao không? Phương pháp chăm sóc đúng cách tại nhà

Sử dụng men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Sau khi đọc xong bài viết trên, mẹ đã có thể trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh đau bụng có sao không rồi. Trong trường hợp mẹ thấy bé bị đau bụng kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như nôn hoặc đi ngoài ra máu, tiêu chảy, chàm da hoặc thở khò khè, trẻ nôn hết sữa vừa bú hay trớ thường xuyên thì cần đưa bé tới bệnh viện ngay.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ