Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó phổ biến nhất phải kể đến cho bé thiếu nước hoặc mất nước. Vậy khi thấy trẻ mất nước bị táo bón, mẹ phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
Các nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón mẹ cần lưu ý
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị táo bón, được chia thành nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Trong đó:
Nguyên nhân sinh lý gây ra tình trạng táo bón
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa thể làm quen với việc xử lý thức ăn thô và đặc khi mẹ thay đổi chế độ ăn cho trẻ. Do đó, trẻ ăn dặm bị táo bónlà tình trạng khá phổ biến khiến nhiều mẹ lo lắng, đặc biệt là những trẻ mới làm quen với chế độ ăn dặm.
Trẻ mất nước bị táo bón cũng là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này. Lúc này, cơ thể sẽ hấp thu chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống và thậm chí là phân, khiến cho phân trở nên rắn và khô hơn, khó đào thải ra bên ngoài.
Mất nước, thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ táo bón
Trẻ nhịn không đi ngoài do các yếu tố môi trường tác động, nhà vệ sinh bẩn, đi học lớp mới.. khiến cho phân ở trong ruột ngày càng lâu và to khiến cho trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện, táo bón kéo dài.
Chế độ ăn thiếu chất xơ cũng dễ gây ra táo bón, bởi chất xơ từ rau củ quả góp phần tăng thể tích cho khối phân, làm phân mềm hơn.
Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức cũng khiến trẻ sơ sinh dễ bị táo bón hơn những bé bú mẹ.
Nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng táo bón
Một số bệnh lý cũng có có các biểu hiện trẻ bị táo bón, ví dụ như bệnh phì đại tràng bẩm sinh, bệnh đái tháo đường, nhiều bệnh lý nặng khác như bệnh bại não, các bệnh lý liên quan tới cột sống..
Trẻ mất nước bị táo bón, mẹ phải làm sao?
Khi thấy trẻ mất nước bị táo bón, bố mẹ có thể áp dụng một số cách bù nước nhanh cho con với các loại nước lọc, nước ép hoa quả tươi, sữa, thậm chí là nước canh, súp dinh dưỡng… Đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể là cách giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, thúc đẩy nhu động ruột để khắc phục táo bón cho bé. Với những trẻ sơ sinh, mẹ cần tăng cữ bú cho con để giúp con tăng cường nước.
Bù nước cho trẻ táo bón với nước lọc, nước ép trái cây, sữa, canh dinh dưỡng..
Bên cạnh đó, những biện pháp sau đây cũng sẽ giúp trẻ mất nước bị táo bón đi ngoài nhanh chóng hơn, bố mẹ nên kết hợp dùng cho trẻ:
Massage bụng trẻ để kích thích nhu động ruột, để phân di chuyển nhanh qua hệ tiêu hóa và dễ dàng đẩy ra bên ngoài.
Với những trẻ lớn, bố mẹ nên khuyến khích trẻ chạy nhảy, vận động cũng là cách để con nhuận tràng và dễ đi ngoài.
Hạn chế cho con ăn những món ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, thay thế với những món ăn lỏng dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau để bổ sung chất xơ giúp làm mềm phân hiệu quả.
Sử dụng men vi sinh cho trẻ bị táo bónhỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con. Bổ sung lợi khuẩn lúc này sẽ giúp lấy lại sự cân bằng hệ khuẩn ruột, nạp thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như: chướng bụng, đầy hơi, táo bón.. trẻ đang gặp phải. Dùng men vi sinh cũng là cách hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho con, phòng tránh mắc táo bón trở lại.
Kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ đề kháng cho bé
Nếu dùng những cách trên nhưng không thấy tình trạng táo bón của con có chuyển biến tốt thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Với những biện pháp trên, bố mẹ sẽ không còn lo lắng khi thấy trẻ mất nước bị táo bón nữa. Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phòng chống bị táo bón kỹ lưỡng với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị táo bón tái phát. Bố mẹ cũng nên duy trì cho con uống men vi sinh ít nhất 3 tháng để nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ.