Trẻ đi tướt lẫy, mọc răng bao lâu thì khỏi?

Trẻ sơ sinh khi tới giai đoạn đi tướt lẫy mọc răng thường có biểu hiện đặc trưng như quấy khóc, sốt, ho… và nhất là tình trạng “đi tướt”. Đây là dấu hiệu bình thường bố mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần quan sát các dấu hiệu để nhận biết khi nào con đang trong quá trình đi tướt mọc răng để chăm sóc trẻ cẩn trọng hơn.

Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng là gì?

Đi tướt lẫy tức là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần, thường hay gặp ở giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng. Đây là phản ứng bình thương của cơ thể chứng minh bé đã bước sang một giai đoạn phát triển mới. Tình trạng đi tướt ở mỗi trẻ không giống nhau, phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ.

Một ngày có thể trẻ sẽ đi ngoài từ 4, 5 lần với biểu hiện phân không sống, không có bọt, nhầy, màu sắc phân hơi vàng xanh hoa cà hoa cải. Trẻ khi đi tướt mọc răng có thể bị sốt nhẹ dưới 38.5 độ C vì sưng và nứt lợi, có trẻ tiêu chảy và sốt cao trên 39 độ C, tuy nhiên con không bị mệt và mất nước như bị tiêu chảy bình thường.

Trẻ đi tướt lẫy, mọc răng bao lâu thì khỏi?

Trẻ đi tướt mọc răng có thể bị sốt nhẹ, đi ngoài khoảng 4-5 lần trong ngày

Trẻ đi tướt lẫy, mọc răng bao lâu thì khỏi?

Nhiều phụ huynh cũng tự hỏi tình trạng trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi? Nếu chỉ đơn thuần là đi tướt lẫy mọc răng thì thời gian đi tướt sẽ kéo dài khoảng 1-2 ngày trước và sau khi răng nhú lên. Tùy vào sức đề kháng của trẻ mà con sẽ đi tướt ít hay nhiều hơn thời gian này, tuy nhiên thường không kéo dài quá 4 ngày, sau đó sức khỏe của trẻ sẽ hồi phục và trở lại tần suất đi ngoài bình thường.

Bố mẹ cần chú ý theo sát tình trạng sức khỏe của con và thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng, bổ sung men lợi khuẩn để nhanh chóng ổn định hệ tiêu hóa của trẻ khi con bị đi tướt.

Trẻ đi tướt lẫy, mọc răng bao lâu thì khỏi?

Thời gian trẻ khỏi đi tướt thường kéo dài không quá 4 ngày

Cách chăm sóc trẻ đi tướt mọc răng bố mẹ cần lưu ý

Để trẻ đi tướt mọc răng phục hồi sức khỏe nhanh chóng, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho con với những cách:

  • Với trẻ mọc răng lần đầu, chưa ăn dặm thì mẹ cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ thông qua dòng sữa mẹ chất lượng, bù nước và dinh dưỡng cho con trong thời gian con đi tướt.
  • Với trẻ đang ăn dặm, cần ưu tiên nấu các món loãng, mềm cho trẻ dễ tiêu hóa, bổ sung thêm nước ép trái cây tươi cho con uống trong ngày.
  • Tăng thêm các món ăn từ yến mạch như bột yến mạch, sữa chua cho thêm yến mạch.. để tăng cường tiêu hóa; cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất bằng cách cho con ăn nhiều các loại rau xanh như bông cải xanh, khoai tây, cải chíp..
  • Bù điện giải cho trẻ với nước lọc hoặc có thể dùng nước dừa tươi, thêm một chút muối để bù điện giải cho trẻ.
  • Tránh không nên cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn dầu mỡ, đồ tanh bởi những thực phẩm này không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Sau khi trẻ bú sữa hoặc ăn dặm, mẹ nên vệ sinh và massage nướu cho con với bông gạc lạnh, chà nhẹ nhàng nướu.
  • Sử dụng probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giải quyết nhanh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, ổn định hệ khuẩn ruột, tăng cường sức đề kháng cơ thể nhanh chóng trong thời gian con bị đi tướt. Duy trì cho trẻ dùng men vi sinh cũng là cách giúp con sớm chấm dứt tình trạng đi tướt trong thời gian ngắn.

Trẻ đi tướt lẫy, mọc răng bao lâu thì khỏi?

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ trẻ tăng cường sức đề kháng, ổn định sức khỏe đường ruột

Trên đây là những điều bố mẹ cần biết về tình trạng trẻ đi tướt lẫy cũng như cách chăm sóc trẻ thời gian này. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, bố mẹ đã hiểu hơn về quá trình phát triển của con và không cần lo lắng khi thấy các dấu hiệu trẻ đi tướt.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ