Trẻ bị táo bón thường được khuyến khích uống nhiều nước để làm mềm phân, giảm táo bón. Thay vì nước lọc, một số bà mẹ lại cho con uống nước ép hoặc sinh tố trái cây để bổ sung nước và cung cấp cả vitamin và khoáng chất. Trẻ bị tiêu chảy uống nước trái cây có sao không?
Trẻ bị tiêu chảy uống nước trái cây có sao không?
Trẻ bị tiêu chảy cần uống nhiều nước để tránh bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Nước trái cây có chứa một số loại vitamin và khoáng chất cơ lợi cho sức khỏe nên nhiều bà mẹ lựa chọn cho con uống nước trái cây để bổ sung nước và vi chất dinh dưỡng đồng thời. Tuy nhiên không phải loại nước trái cây nào cũng tốt cho trẻ bị tiêu chảy.
Các loại nước trái cây mẹ nên cho trẻ bị tiêu chảy uống
Trẻ bị tiêu chảy nên uống các loại nước trái cây sau:
Nước dừa: Là một trong những bài thuốc chữa tiêu chảy trong Đông y, có từ rất lâu đời. Nước dừa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa mất nước và rối loạn điện giải thường xảy ra khi trẻ bị tiêu chảy. Đồng thời còn hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể, bổ sung vitamin và khoáng chất để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Mẹ nên cho bé bị tiêu chảy uống nước dừa khoảng 2 – 3 giờ/lần.
Nước ép trái cây tươi không đường, không chứa nhiều vitamin C để bù nước và điện giải. Không nên uống nước ép trái cây đóng chai hay pha thêm nhiều đường vào nước ép trái cây tươi để tránh tình trạng gan phải làm việc quá tải và dần suy yếu.
Trẻ bị tiêu chảy có thể uống nước dừa tươi hoặc nước ép – sinh tố trái cây nguyên chất
Các loại nước trái cây bé bị tiêu chảy không nên uống
Khi bé bị tiêu chảy mẹ không nên cho uống các loại nước trái cây sau:
Mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nước trái cây, uống thay nước lọc. Nhiều loại trái cây có tính lợi tiểu, uống nhiều sẽ khiến nước bị bài tiết ra ngoài nhiều và quá nhanh khiến bé bị mất nước nghiêm trọng hơn. Nước ép trái cây giàu vitamin C khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiều mẹ dùng các bài thuốc dân gian như lá ổi và lá hồng xiêm hoặc lá ổi và quả sung giã nát, vắt nước uống khiến trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng hơn do nhiễm virus gây tiêu chảy.
Các loại nước trái cây tươi không đảm bảo VSATTP làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng nghiêm trọng hơn, trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn.
Để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bị tiêu chảy mẹ nên cho bé ăn trực tiếp trái cây tươi không phải thêm đường trước khi uống lại có thể giúp tăng cường chất xơ, tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn probiotic sinh sôi. Nhờ đó hệ vi sinh đường ruột được hỗ trợ cân bằng nhanh hơn, giảm tiêu chảy hiệu quả hơn. Ngoài ra trẻ cũng cần được uống nước lọ hoặc dung dịch oresol để bù nước và điện giải, phòng mất nước nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Không nên cho trẻ bị tiêu chảy uống quá nhiều nước trái cây, nước trái cây nhiều đường và nước trái cây đóng chai
Trẻ bị tiêu chảy khi nào cần phải nhập viện không?
Phần lớn trẻ bị tiêu chảy đều được điều trị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bà mẹ chăm sóc con đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh giảm tiêu chảy, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và nhanh chóng phục hồi. Cha mẹ cũng cần đưa bé đi viện ngay khi xuất hiện những hiện tượng như thường xuyên khát nước, khóc không có nước mắt, đau bụng, nôn trớ nhiều, cơ thể suy nhược, phân có lẫn máu, tiêu chảy nhiều hơn 8 lần/6h,… để bé được khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng tại nhà như sau:
Trẻ bị tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước bị mất đi do bài tiết và nôn ói. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, dung dịch oresol, bú mẹ tùy theo khả năng của bé để bù nước.
Nên bón nước cho bé bằng thìa để bé uống chậm, ít một; cho bé bú mẹ nhiều hơn, lâu hơn để bù nước và bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn.
Pha oresol theo công thức nhà sản xuất hướng dẫn, được in trên bao bì hoặc mua dung dịch oresol đóng chai để đảm bảo hiệu quả.
Trẻ uống sữa công thức sử dụng loại sữa phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của bé. Trẻ mắc chứng bất ding nạp lactose hay dị ứng đạm sữa bò cần uống loại sữa công thức đặc biệt, dành riêng cho những đối tượng này. Không pha loãng sữa đề đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Cho trẻ ăn dặm ăn thành nhiều bữa trong ngày, thức ăn nấu chín kỹ, chế biến dạng mềm và dễ tiêu hóa. Không nên ăn kiêng, không ăn thức ăn chưa nấu chín, thức ăn sẵn, thực phẩm không đảm bảo ATVSTP. Không ăn kiêng hay bắt trẻ nhịn ăn “để ruột nghỉ ngơi” như quan niệm sai lầm của nhiều bà mẹ.
Cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa, giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, mạnh khỏe, giảm tiêu chảy nhanh hơn.
Trẻ uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con
Mẹ và bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mẹ cũng cần chú ý vệ sinh quần áo, đồ dùng, không gian sống, dụng cụ pha sữa, chứa và chế biến thức ăn sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi nấu ăn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ. CHo trẻ ăn món ăn mới, thức ăn để ở môi trường bên ngoài không quá 2h. Trước khi cho bé ăn thức ăn đã nấu sẵn cần đun sôi trở lại để tiêu diệt hết vi khuẩn mới sinh trưởng trong thức ăn.
Cho trẻ uống viên kẽm theo chỉ định của bác sĩ để sức khỏe nhanh chóng phục hồi.
Trẻ bị tiêu chảy có thể uống nước dừa tươi hay sinh tố, nước ép nguyên chất hoặc cho một chút đường. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng nước trái cây tươi hay cho bé uống nước trái cây đóng chai, nước trái cây pha quá nhiều đường,… là những đồ uống có thể khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.