Trẻ bị tiêu chảy sau khi bị chân tay miệng có nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng là bệnh lý dễ lây lan và hay gặp với đối tượng trẻ nhỏ, do vậy nhiều phụ huynh rất lo ngại con gặp các biến chứng của bệnh. Vậy trẻ bị tiêu chảy sau khi bị chân tay miệng có nguy hiểm không? Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để biết câu trả lời!

Trẻ bị tiêu chảy sau khi bị chân tay miệng có nguy hiểm không?

Trẻ bị tiêu chảy sau khi bị chân tay miệng có nguy hiểm không?

Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu bé bị tiêu chảy sau khi mắc bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều diễn biến nghiêm trọng, do đó nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị tiêu chảy sau khi bị chân tay miệng có nguy hiểm không?

Bố mẹ nên biết, bản thân virus gây ra bệnh chân tay miệng là virus ký sinh ở đường ruột nên có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa của trẻ. Tình trạng trẻ bị tiêu chảy sau khi bị bệnh tay chân miệng hoàn toàn có thể xảy ra và cần được theo dõi sát sao, nếu trẻ bị tiêu chảy liên tục không đỡ thì cần đưa trẻ đi khám.

Trước khi có triệu chứng nôn, tiêu chảy thì trẻ sẽ có biểu hiện rõ hơn và sớm hơn là chảy dãi, biếng ăn. Sau đó bé có thể bị tổn thương dạ dày, ruột gây nôn, tăng tiết dịch lòng ruột và gây ra hiện tượng tiêu chảy và khi thành ruột dày lên, bị viêm, bị tăng tiết thì lúc đó trẻ sẽ bị đau bụng, quấy khóc, khó chịu. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện này, bố mẹ nên đưa con tới bệnh viện để tránh các biến chứng về sau.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Hiện nay bệnh chân tay miệng ở trẻ chưa có thuốc đặc trị, phương pháp điều trị hiện nay là thực hiện điều trị các triệu chứng của bệnh. Nếu trẻ bị bệnh chân tay miệng ở thể nhẹ, chỉ có các vết mụn nước hay loét miệng thì bố mẹ có thể theo dõi và thực hiện hướng dẫn trị bệnh tại nhà như sau:

  • Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol với bé sốt trên 38.5 độ C với liều dùng 10-15 mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ.

Trẻ bị tiêu chảy sau khi bị chân tay miệng có nguy hiểm không?

Chú ý hạ sốt cho trẻ khi bé bị bệnh chân tay miệng

  • Dùng kem chống ngứa để giảm bớt sự khó chịu khi trẻ bị phát ban.
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn với các tổn thương ngoài da của trẻ do phát ban, bỏng nước để tránh tình trạng bội nhiễm. Cho trẻ súc miệng với nước muối loãng.
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ bị bệnh tay chân miệng hàng ngày, tắm với nước ấm để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Cách ly trẻ bị bệnh chân tay miệng với các trẻ khỏe mạnh khác trong nhà.
  • Hạn chế cho trẻ gãi bởi có thể làm vỡ mụn nước, gây ra tình trạng nhiễm trùng và gặp các biến chứng khác.

Triệu chứng bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ

Khi thấy bé có các triệu chứng sau, bố mẹ cần đưa trẻ bị bệnh chân tay miệng tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh gặp các biến chứng nguy hiểm làm bệnh trở nặng:

  • Trẻ bị sốt cao liên tục và sốt không giảm.
  • Trẻ bị khó thở hay thở nhanh.
  • Trẻ bị buồn nôn hoặc bị tiêu chảy liên tục.
  • Trẻ bị phát ban, nổi mẩn đỏ lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Trẻ bị co giật, hôn mê, đi loạng choạng không tự chủ.

Để tăng cường sức khỏe đường ruột của trẻ và nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, với những bé có biểu hiện biếng ăn tiêu hoá kém, bố mẹ nên sử dụng thêm cho bé sản phẩm men vi sinh cung cấp probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sử dụng men vi sinh đều đặn sẽ giúp ổn định sức khỏe đường ruột của bé, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích trẻ ăn ngon hơn nhất là với các bé bị tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng. Từ đó trẻ sẽ khỏe mạnh hơn, hồi phục tốt và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý hay gặp cũng như đề phòng bệnh chân tay miệng tái nhiễm.

Trẻ bị tiêu chảy sau khi bị chân tay miệng có nguy hiểm không?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Khi thấy trẻ bị tiêu chảy sau khi bị chân tay miệng hoặc có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bố mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bé và biết cách chăm sóc con tại nhà thế nào, hỗ trợ sự hồi phục của trẻ nhanh chóng hơn. Chúc bé mau khỏe và phòng ngừa tốt bệnh, tránh tình trạng tái nhiễm xảy ra.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ