Trẻ bị chân tay miệng có tắm được không?

Khi thấy trẻ bị bệnh chân tay miệng, bố mẹ cần vô cùng thận trọng trong quá trình chăm sóc trẻ để con mau hồi phục. Vậy trẻ bị chân tay miệng có tắm được không? Bố mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết cách vệ sinh thân thể cho trẻ sao cho đúng!

Giải đáp thắc mắc trẻ bị chân tay miệng có tắm được không?

Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không là băn khoăn của nhiều phụ huynh có con nhỏ bị bệnh. Trên thực tế, bệnh chân tay miệng không cần phải kiêng nước hay kiêng gió. Việc kiêng không tắm rửa cho trẻ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da và bội nhiễm khi các vi khuẩn có hại xâm nhập qua vết loét và vết mụn nước. Khi trẻ đã bị nhiễm trùng da thì khả năng cao là các vết loét sẽ gây ra sẹo trên da kể cả khi con đã khỏi bệnh. Do đó, bố mẹ vẫn cần tắm cho trẻ khi con bị bệnh chân tay miệng. 

Trẻ bị chân tay miệng có tắm được không?

Tắm cho trẻ nhẹ nhàng để tránh tình trạng nhiễm trùng khi bé bị bệnh chân tay miệng

Khi tắm cho trẻ, mẹ cần dùng nước ấm vừa phải, lau rửa nhẹ nhàng cho con để làn da sạch sẽ và khô thoáng, tránh chà xát mạnh làm vỡ các nốt phỏng nước hoặc tự ý chọc thủng chúng. Bố mẹ cũng không nên dùng các loại lá, muối ăn, chanh hay thuốc bôi cho trẻ mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

Thực hiện vệ sinh cơ thể đúng cách

Những vết phỏng, vết loét trong miệng sẽ khiến trẻ có cảm giác đau đớn và làm cho việc ăn uống khó khăn hơn. Bố mẹ có thể dùng dung dịch NaCl 0,9% hoặc pha nước ấm với muối (pha 1 thìa muối 5gr với 240ml nước ấm) để vệ sinh khoang miệng của trẻ. Với những trẻ nhỏ chưa tự đánh răng hoặc vệ sinh miệng, mẹ cần dùng băng gạc mềm quấn vào ngón tay và vệ sinh nhẹ nhàng răng, góc miệng và lưỡi bé để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng. Có thể sử dụng Glycerin borat, Zytee… bôi vào vết loét trong miệng để giảm đau cho con với tần suất ngày 3 lần, thực hiện trước khi ăn ít nhất 30 phút.

Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể cho bé, dạy trẻ rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước sạch để sát khuẩn hiệu quả, giúp bệnh thuyên giảm và tránh lây lan cho người khác.

Trẻ bị chân tay miệng có tắm được không?

Vệ sinh khoang miệng cho trẻ với nước muối sinh lý thường xuyên

Kiểm soát tình trạng sốt với trẻ mắc bệnh

Một trong những biểu hiện hay gặp ở trẻ bị bệnh chân tay miệng là bé bị sốt cao. Khi trẻ bị bệnh sốt cao quá 38.5 độ C, bố  mẹ cần thực hiện các biện pháp hạ sốt cho con để giảm triệu chứng và bảo vệ sức khỏe cho bé. Trước hết, cần chườm ấm để hạ nhiệt cơ thể trẻ, giúp con dễ chịu hơn. Kết hợp với sử dụng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol với liều lượng phù hợp, khoảng 10-15mg/kg, không sử dụng quá 4 lần/ ngày, mỗi lần cần uống cách nhau từ 4 – 6 giờ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con dùng dung dịch Oresol để bù nước và cân bằng điện giải trong cơ thể.

Cho trẻ cách ly tại nhà từ 10 tới 15 ngày

Trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng cần được cách ly tại nhà trong khoảng 10-15 ngày để ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Bệnh sẽ lây lan qua tiếp xúc với dịch nhầy từ vết loét trên da hay niêm mạc miệng, do đó việc cách ly trẻ sẽ đảm bảo bé đã qua giai đoạn lây nhiễm trước khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, cách ly cũng giúp gia đình kiểm soát tình trạng viêm nhiễm kéo dài của trẻ một cách hiệu quả. Nếu tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên trầm trọng, bố mẹ cần nhanh chóng cho con tới bệnh viện để được khám chữa bệnh kịp thời.

Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng tự nhiên của trẻ và nâng cao sức khỏe đường ruột, phòng tránh các bệnh lý hệ tiêu hóa trong đó có bệnh chân tay miệng, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ sản phẩm men vi sinh cung cấp probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhất là trẻ bị biếng ăn, tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng. Duy trì dùng  men vi sinh là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn để hồi phục tốt, đồng thời phòng ngừa tình trạng tái nhiễm bệnh xảy ra.

Trẻ bị chân tay miệng có tắm được không?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Vậy là mẹ đã biết trẻ bị chân tay miệng có tắm được không rồi. Bố mẹ cần lưu ý bệnh chân tay miệng của trẻ dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa của trẻ giai đoạn đầu của bệnh, do đó cần theo dõi kỹ trẻ và có biện pháp xử lý sớm, tránh để xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ