Trẻ ăn dặm đường ruột yếu phải làm sao?

Bắt đầu giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phải làm quen với nhiều thực phẩm mới ngoài sữa và rất dễ gặp phải các bệnh lý đường ruột. Vậy khi trẻ ăn dặm đường ruột yếu phải làm sao? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để biết cách xử lý giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ có đường ruột yếu

Bố mẹ có thể nhận biết được đường ruột của trẻ không khỏe mạnh dựa vào các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ bị tiêu chảy khi có hiện tượng đi ngoài ra nước trên 3 lần/ngày. Tiêu chảy kéo dài dễ khiến cho bé bị mất nước và thiếu hụt điện giải.
  • Trẻ bị táo bón khi đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần hoặc khi đi ngoài trẻ đau đớn, phân khô và cứng, con cảm thấy đau khi đi ngoài, phân có thể lẫn máu.
  • Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, mệt mỏi và không muốn ăn, bỏ bú.
  • Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, ăn mất ngon, biếng ăn.
  • Một số triệu chứng khác như trẻ đi ngoài phân sống, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng..

Trẻ ăn dặm đường ruột yếu phải làm sao?

Trẻ ăn dặm đường ruột yếu có thể gặp các dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng

Trẻ ăn dặm đường ruột yếu phải làm sao?

Nếu mẹ đang thắc mắc trẻ ăn dặm đường ruột yếu phải làm sao thì hãy áp dụng ngay các biện pháp sau đây để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho con, giúp bé tiêu hóa tốt hơn trong giai đoạn ăn dặm làm quen với thực phẩm mới:

  • Mẹ nên cho bé ăn theo nguyên tắc ăn từ ít tới nhiều, từ lỏng tới đặc để trẻ quen dần với từng loại thực phẩm.
  • Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh kỹ các dụng cụ nấu nướng và giữ vệ sinh rửa tay thường xuyên khi mẹ chế biến thực phẩm và chăm sóc trẻ.
  • Tăng cường chất xơ từ các loại rau củ quả, hạt dinh dưỡng.. để hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả, phòng tránh tình trạng táo bón, khó tiêu hay gặp.

Trẻ ăn dặm đường ruột yếu phải làm sao?

Cho trẻ ăn dặm với thực phẩm phù hợp lứa tuổi, bữa ăn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng

  • Lựa chọn thực phẩm tươi ngon phù hợp với độ tuổi, không cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể gây ra tiêu hóa kém hay rối loạn tiêu hóa.
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, tránh tình trạng bố mẹ ép con ăn quá mức so với nhu cầu cơ thể, làm cho hệ tiêu hóa bị áp lực và dễ bị tổn thương, từ đó tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, giảm năng suất hoạt động của các chức năng tiêu hóa trong cơ thể. Ép con ăn quá nhiều có thể làm cho bé bị sợ hãi, chán ăn, biếng ăn.
  • Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, hợp khẩu vị của trẻ để kích thích vị giác của con. Thành phần dinh dưỡng trong các bữa của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng với hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết, chia thành khoảng 5 bữa ăn trong ngày.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để tăng sự co bóp của ruột, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, quá trình tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn và giúp bé hấp thu dinh dưỡng đầy đủ.
  • Với những trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên bố mẹ nên thực hiện tẩy giun định kỳ cho con.
  • Hiện nay, với những bé có biểu hiện tiêu hóa kém, nhiều ba mẹ lựa chọn kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn. Việc tăng cường hàm lượng lợi khuẩn dồi dào từ men vi sinh giúp giữ cân bằng hệ vi sinh, ức chế sự sinh sôi của hại khuẩn và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Đây cũng là giải pháp giúp hỗ trợ tăng sức sức đề kháng của cơ thể bé hữu hiệu.

Trẻ ăn dặm đường ruột yếu phải làm sao?

Bổ sung men vi sinh cho trẻ ăn dặm hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ

Hy vọng sau đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết trẻ ăn dặm đường ruột yếu phải làm sao, cần chú ý gì trong thực đơn dinh dưỡng của bé và chăm sóc bé thế nào giúp con nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Hãy duy trì cho trẻ bữa ăn đủ chất, ngon miệng và phù hợp, đồng thời tăng cường men vi sinh đều đặn để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ