Lý giải nguyên nhân trẻ kém hấp thu dinh dưỡng khi ăn dặm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ kém hấp thu dinh dưỡng khi ăn dặm. Việc kém hấp thu chậm tăng cân còn gây ra những hậu quả như suy dinh dưỡng, thấp còi… Vậy nguyên nhân bất ngờ khiến bé chậm tăng cân? Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ?

Nguyên nhân trẻ kém hấp thu dinh dưỡng khi ăn dặm

Lý giải nguyên nhân trẻ kém hấp thu dinh dưỡng khi ăn dặm

Tình trạng trẻ kém hấp thu khi ăn dặm gây ra bởi nhiều nguyên nhân

  • Chế độ ăn dặm không hợp lý, thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn dặm của trẻ không phù hợp như trẻ cai sữa, tập ăn dặm quá sớm. Mẹ không cho trẻ làm quen khi trẻ tập ăn dặm, đặc biệt với thực phẩm mới, như những thực phẩm có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc dễ gây dị ứng như hải sản. Chế độ ăn dặm của trẻ không đảm bảo 4 nhóm thực phẩm như việc cho trẻ ăn quá nhiều dầu mỡ cũng dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu.

  • Thiếu vi chất dinh dưỡng

Cơ thể bé thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa như selen, kẽm, magie và canxi… Điều này cũng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu,… và ảnh hưởng đế khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.

  • Thiếu hụt các loại enzym

Enzyme đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và giúp chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ. Do đó, sự thiếu hụt enzym tiêu hóa trong cơ thể sẽ làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.

  • Rối loạn tiêu hóa

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân khiến bé kém hấp thu dinh dưỡng. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể nguồn thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh như thức ăn bị ôi thiu do nhiễm khuẩn hoặc chứa các hóa chất độc hại.

  • Bé bị bệnh đường ruột

Trẻ mắc các bệnh về tuyến tụy, gan, túi mật hoặc đường tiêu hóa như viêm ruột, loét dạ dày, viêm đại tràng, ăn không tiêu, hội chứng ruột kích thích,… cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, nguyên nhân bé kém hấp thu dinh dưỡng cũng có thể do bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt đối với những bé từng phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài. Việc điều trị bệnh lâu ngày cũng khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng bị giảm sút.

Làm gì khi trẻ ăn dặm kém hấp thu dinh dưỡng?

Trẻ ăn nhiều, ăn đủ nhưng trẻ không tăng cân hoặc chậm lớn? Đó là do đứa trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Hãy tuân thủ các biện pháp ăn dặm sau đây để chăm sóc trẻ đúng cách, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Lý giải nguyên nhân trẻ kém hấp thu dinh dưỡng khi ăn dặm

Mẹ cần có phương pháp ăn dặm đúng cách giúp trẻ kém hấp thu phát triển toàn diện.

  • Ăn Đủ: Trẻ cần được ăn đủ theo nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là khi trẻ hoạt động nhiều. Ngoài ra, khả năng tiêu hóa và tiêu hóa thức ăn của mỗi trẻ là khác nhau, mẹ phải chuẩn bị lượng phù hợp thức ăn vừa đủ để trẻ có sự tiêu hóa thích hợp.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Nếu trẻ ăn nhiều nhưng không đủ và cân đối các nhóm chất cần thiết (đạm – béo – chất bột đường – vitamin và khoáng chất) thì điều này cũng cản trở việc hấp thu của trẻ.
  • Đa dạng phương pháp chế biến thực phẩm: Trẻ cần ăn nhiều loại thực phẩm bằng các phương pháp chế biến khác nhau để vừa kích thích sự thèm ăn của trẻ vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
  • Cho trẻ ăn thức ăn dặm đúng thời điểm, đúng bữa, tránh cho trẻ ăn quá sớm hoặc dùng quá nhiều gia vị.
  • Các mẹ cũng cần lưu ý không ép trẻ ăn quá no vì như vậy trẻ khó tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, việc ép trẻ ăn quá no có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và khiến trẻ biếng ăn.
  • Các mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, tránh cho trẻ ăn những thức ăn gây dị ứng và tránh cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn khiến trẻ ngang dạ.
  • Tăng cường vận động cho trẻ: Bố mẹ nên thỉnh thoảng cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao. Vận động cơ thể không những giúp trẻ nâng cao thể lực, tăng cường sức khỏe mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ: Các mẹ nên bổ sung lợi khuẩn probiotic để cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đây là cách tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột bằng men vi sinh giúp bảo vệ đường ruột, giải quyết được các vấn đề cho bé như biếng ăn, kém hấp thu, nôn trớ, táo bón…Bổ sung lợi khuẩn giúp việc chăm sóc trẻ kém hấp thu dinh dưỡng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Lý giải nguyên nhân trẻ kém hấp thu dinh dưỡng khi ăn dặm

Bổ sung probiotic cho trẻ ăn dặm

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng khi ăn dặm mà mẹ cần biết để có những phương pháp chăm sóc phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện.

 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ