Trẻ 2 tuổi đi học bị tiêu chảy phải làm sao để cải thiện
Tiêu chảy ở trẻ em thường là dấu hiệu cho biết trẻ đang có biểu hiện nhiễm trùng, nếu không khắc phục sớm có thể dẫn tới tình trạng mất nước, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy trẻ 2 tuổi đi học bị tiêu chảy phải làm sao? Bố mẹ hãy theo dõi bài viết sau để biết câu trả lời.
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ cần lưu ý
Trẻ 2 tuổi đi học bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu là bởi những lý do sau:
Trẻ dị ứng thực phẩm hoặc có bệnh: Trẻ bị dị ứng thực phẩm có khả năng bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, khó thở. Tiêu chảy cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm ruột (buồn nôn, tiêu chảy, phân lẫn máu) hoặc Celiac (phân có màu xám, dạng lỏng, có bọt và mùi hôi).
Trẻ không được vệ sinh kỹ càng:Hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn đầu đời còn chưa phát triển hoàn thiện, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công nếu trẻ hoặc bố mẹ, cô giáo ở trường không vệ sinh thật kỹ càng.
Chế độ ăn không phù hợp:Trẻ bị tiêu chảy còn có thể do các món ăn không được chế biến đúng cách, trẻ ăn phải đồ tái, sống.. khiến con bị đi ngoài.
Trẻ bị tiêu chảy có thể do ăn phải đồ ăn không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn đường ruột
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy dễ nhận biết
Bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra trẻ nhỏ bị tiêu chảy thông qua một số biểu hiện như sau:
Tăng tần suất đi ngoài: Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày với phân lỏng, nhiều nước, mùi tanh hoặc chua. Phân có thể lẫn chất nhầy. Tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, và nếu kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.
Trẻ nôn trớ, ói mửa: Nhiều trẻ có hiện tượng nôn trớ do Rotavirus hoặc do tụ cầu, khiến cho cơ thể bị mất nước và điện giải. Mẹ có thể thấy con bị khát nước thường xuyên, khô niêm mạc mắt, da mất đi sự đàn hồi, tụt huyết áp nguy hiểm.
Trẻ biếng ăn: Tiêu chảy nhiều lần khiến con có dấu hiệu chán ăn, chỉ thích uống nước.
Đau rát hậu môn: Đi ngoài nhiều làm cho con bị đau rát hậu môn, có khi tiêu chảy ra máu.
Trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Trẻ bị khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc hoặc có hiện tượng hôn mê li bì do mất nước nặng, bố mẹ cần lưu ý.
Trẻ 2 tuổi đi học bị tiêu chảy phải làm sao để cải thiện
Tiêu chảy rất dễ khiến cho trẻ bị mất nước, điện giải và rất nhanh có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài còn khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc, bỏ bữa, biếng ăn và bị suy dinh dưỡng. Khi thấy trẻ 2 tuổi đi học bị tiêu chảy, bố mẹ cần thực hiện một số biện pháp cải thiện như sau:
Cho trẻ uống nhiều nước hơn: Tăng lượng nước cho trẻ gần như gấp đôi bình thường để bù nước cho cơ thể, giúp con mau lấy lại sức, giảm triệu chứng của bệnh. Có thể cho con uống thêm dung dịch bù điện giải Oresol theo chỉ dẫn trên gói thuốc hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tăng lượng nước để bù nước cho cơ thể khi trẻ tiêu chảy
Không bỏ bữa của trẻ:Mặc dù con có thể quấy khóc nhiều vì khó chịu, đau bụng nhiều nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ lượng thức ăn trong ngày. Lựa chọn những thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa để cơ thể hấp thu tốt như cháo, súp dinh dưỡng..
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Chú ý chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để con có thể ăn được nhiều hơn, đề phòng trường hợp con ăn vào bị nôn ói ra ngoài.
Để trẻ được nghỉ ngơi: Dành thời gian cho con ngủ, nghỉ nhiều hơn để phục hồi năng lượng đã mất.
Bổ sung men vi sinh: Cho trẻ dùng men vi sinh là một trong những cách chăm sóc và cải thiện tiêu hóa hiệu quả được nhiều phụ huynh tin dùng. Bằng cách bổ sung hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, cho bé sử dụng men vi sinh giúp nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh. Điều này tạo tiền đề giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Nhờ đó cải thiện tình trạng tiêu chảy của trẻ, bảo vệ thành ruột và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Cho trẻ uống men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
Khi thấy tình trạng trẻ 2 tuổi đi học bị tiêu chảy, bố mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh, theo dõi kỹ các biểu hiện của con. Áp dụng những biện pháp cải thiện như trên để giúp khắc phục tiêu chảy cho trẻ tại nhà. Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên không thấy trẻ có dấu hiệu đỡ thì nên đưa con tới khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.