Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ

Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ để mẹ có thể chủ động dự phòng bệnh lý nguy hiểm này, bảo vệ tốt sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị viêm ruột hoại tử các bà mẹ nên biết.

Nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm ruột hoại tử (NEC). Có đến hơn 85% trẻ bị viêm ruột hoại tử là trẻ sinh thiếu tháng và 1 – 8% số trẻ mắc bệnh này phải được điều trị trong phòng chăm sóc tích cực (ICU). Giả thiết được đưa ra là có sự tổn thương trong đường ruột do thiếu máu cục bộ khiến lớp niêm mạc ruột bị phá hủy, ruột bị tăng tính thấm khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập.

Viêm ruột hoại tử hiếm khi xảy ra với những trẻ bú mẹ hoàn toàn. Khi trẻ bắt đầu sử dụng sữa công thức, vi khuẩn cũng bắt đầu gia tăng trong đường ruột và xâm nhập và khu vực thành ruột bị hoại tử, sản xuất khí hydro đi vào tĩnh mạch cửa hoặc xâm nhập vào thành ruột.

Sự tổn thương đường ruột do thiếu máu cục bộ có thể bắt nguồn từ những cơn co thắt mạch tại động mạch mạc treo khiến các cơ quan không được cung cấp đủ oxy và làm giảm lưu lượng máu được vận chuyển đến ruột. Thiếu máu cục bộ cũng có thể xảy ra do lưu lượng máu giảm đi trong quá trình thay máu, nhiễm trùng hay do trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch (nuôi dưỡng có áp lực thẩm thấu cao).

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cũng khiến hoạt động của hệ tuần hoàn giảm đi, động mạch bị thiếu hụt oxy gây thiếu oxy/thiếu máu cục bộ trong ruột. Vì thế những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cũng có nguy cơ bị viêm ruột hoại tử cao.

Viêm ruột hoại tử cũng có thể bị lây truyền trong các đơn vị hồi sức sơ sinh do vi khuẩn gây ra. Các vi khuẩn phổ biến ở trẻ bị viêm ruột hoại tử gồm có E. coli, Klebsiella, tụ cầu trắng). Mặc dù vậy, với những trường hợp viêm ruột hoại tử này vẫn rất khó để các chuyên gia xác định được chính xác các nguyên nhân gây bệnh.

Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ

Thiếu máu cục bộ khiến đường ruột bị tổn thương và làm trẻ sơ sinh bị viêm ruột hoại tử

Các yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm ruột hoại tử

Các yếu tố chung khiến trẻ bị tăng nguy cơ bị viêm ruột hoại tử gồm có:

  • Trẻ sinh thiếu tháng
  • Viêm màng ối do vỡ ối sớm và kéo dài
  • Trẻ bị ngạt trong quá trình sinh nở
  • Trẻ nhẹ cân hơn cân nặng tiêu chuẩn của tuổi thai
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
  • Thay máu
  • Trẻ uống sữa công thức ưu trương

Những yếu tố từ đường ruột khiến trẻ tăng nguy cơ bị viêm ruột hoại tử bao gồm:

  • Trước đó đã xuất hiện những tổn thương gây thiếu máu cục bộ
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột kết hợp với nhu động ruột còn yếu khiến vi khuẩn đường ruột có điều kiện phát triển mạnh mẽ
  • Trẻ không bú mẹ hoàn toàn ngay sau sinh và trong 6 tháng đầu khiến độ thẩm thấu của đường ruột tăng cao, sữa bị nhỏ giọt vào tá tràng quá nhanh khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường ruột gây viêm.

Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cũng có nguy cơ bị viêm ruột hoại tử cao

Cách dự phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ngay từ khi mang thai các bà bầu đã cần xây dựng chiến lượng chăm sóc và điều trị chu đáo để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất ngay từ khi còn là bào thai, phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ. Nhờ đó có thể giảm nguy cơ sinh thiếu tháng và tỉ lệ trẻ sơ sinh bị viêm ruột hoại tử.

Trẻ cần được bú mẹ ngay sau khi mới chào đời một vài giờ, bao gồm các bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân. Bé nên được bú mẹ hoàn toàn cả ngày và đêm trong 6 tháng đầu để bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra bé còn nhận được lợi khuẩn probiotic và các kháng thể do sữa mẹ cung cấp để nâng cao sức khỏe tiêu hóa và khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ viêm đường ruột và viêm ruột hoại tử hiệu quả.

Mẹ nuôi con bú cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng với lượng đạm cao hơn bình thường khoảng 60% để tăng chất và lượng sữa mẹ. Nhờ đó bé có thể bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cần sử dụng sữa công thức.

Giảm tối đa các nguy cơ sản khoa như sinh ngạt hay trẻ bị suy hô hấp sau sinh để phòng ngừa viêm ruột hoại tử cho bé.

Với trẻ sinh non, sinh mổ,… do ít nhận được lợi khuẩn từ mẹ như bé sinh thường nên còn thường dễ gặp phải tình trạng tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Lúc này, ba mẹ nên bổ sung sớm men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh giúp hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn hàm lượng cao, giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh của bé về trạng thái cân bằng, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch và tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và rút ngắn thời gian điều trị khi bé mắc bệnh.

Cho trẻ trên 1.5 tháng tuổi uống men vi sinh có thể thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử

Cho trẻ uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

Mặc dù chưa thể xác định chính xác các nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ nhưng qua các yếu tố làm tăng nguy cơ chúng ta cũng có thể chủ động dự phòng bệnh lý này. Các bà mẹ mang thai sau tuổi 35 hay có tiền sử sinh non cũng cần đặc biệt chú ý các công tác dự phòng để giảm nguy cơ trẻ bị viêm ruột hoại tử tốt nhất.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ