Trẻ có thể bị táo bón ở nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn bắt đầu ăn dặm rất phổ biếng. Những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ có thể làm cho con ăn dặm bị táo bón. Mẹ hãy lưu ý để chăm sóc dinh dưỡng cho bé đúng cách, phòng tránh táo bón hiệu quả!
Sai lầm thường gặp khiến con ăn dặm bị táo bón
Trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, và phần lớn nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ bị táo bón là do cách chăm sóc của bố mẹ chưa đúng. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp làm cho con ăn dặm bị táo bón bố mẹ cần lưu ý:
Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Nhiều phụ huynh vội vàng cho con ăn dặm quá sớm hay ép con ăn quá nhiều khi bé chưa sẵn sàng khiến cho hệ tiêu hóa của con bị quá tải, từ đó dẫn tới tình trạng táo bón.
Bố mẹ cho con ăn dặm quá sớm hoặc ép con ăn quá nhiều cũng có thể làm cho bé táo bón
Trẻ bị thiếu nước: Táo bón ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm còn có thể do con bị thiếu nước, cộng với việc hệ tiêu hóa đang phải thích nghi với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ, làm cho phân bị khô, cứng và khó đào thải ra bên ngoài.
Chế độ ăn thiếu chất xơ: Thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ là nguyên nhân chính khiến cho bé ăn dặm bị táo bón.
Ít cho trẻ vận động: Trẻ được vận động thường xuyên sẽ kích thích nhu động ruột làm việc tích cực hơn, hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả, trong khi trẻ ít vận động cũng làm tăng nguy cơ khiến cho bé bị táo bón.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ gặp phải các bệnh lý khiến bé bị táo bón lâu ngày. Do đó khi ba mẹ quan sát thấy bé táo bón kèm các biểu hiện bất thường như sốt, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, đi táo kèm máu,… tốt nhất các mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời!
Trẻ ăn dặm bị táo bón bố mẹ phải làm gì?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón. Để cải thiện tình trạng táo bón của bé ăn dặm, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả như sau:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bố mẹ nên chế biến các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nhai nuốt cho trẻ, hạn chế cho con ăn thực phẩm rắn, khó tiêu. Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ với các loại rau củ nghiền nát cho trẻ dễ ăn. Khi con đã thích ứng được với sự đa dạng thực phẩm thì có thể thêm thịt, tôm, trứng và các thực phẩm khác vào, tuy nhiên mẹ cần hạn chế thực phẩm quá nhiều đạm và ít chất xơ.
Tăng thêm thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn của bé để con dễ đi ngoài
Massage vùng bụng trẻ: Massage bụng cho trẻ là cách điều trị táo bón rất tốt và đơn giản, mẹ có thể thực hiện luôn cho con để cải thiện nhu động ruột, giúp ruột co bóp đều và hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng, tiêu hóa tốt hơn.
Cho trẻ uống thêm nước:Thiếu nước là một trong những nguyên nhân k hiến trẻ bị táo bón, vì vậy, mẹ cần chú ý cho con uống nước thường xuyên để làm mềm phân, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt và dễ đi ngoài, cải thiện táo bón dễ dàng, giúp thải độc cơ thể.
Giúp trẻ vận động khắc phục táo bón: Trẻ ít vận động có nguy cơ bị táo bón cao hơn các bé thường xuyên hoạt động nhẹ nhàng, bởi vận động sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và đẩy nhanh quá trình đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Bố mẹ hãy cho con nằm ngửa, mô phỏng tư thế đạp xe để kích thích nhu động ruột tiêu hoa tốt.
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé:Tăng cường cho trẻ dùng men vi sinh, nạp thêm lợi khuẩn đường ruột sẽ kích thích sản sinh enzyme tốt để bé tiêu hóa nhanh hơn, ức chế vi khuẩn có hại, giúp đường ruột ổn định, cân bằng và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Tạo tiền đề giúp bé phục hồi tiêu hóa, nhờ đó giảm dấu hiệu táo bón. Vậy trẻ mấy tuổi dùng được men vi sinh? Men vi sinh có thể dùng cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên, mẹ đừng lo lắng.
Hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé có dấu hiệu bị táo bón với men vi sinh
Khi thấy con ăn dặm bị táo bón, mẹ hãy tìm nguyên nhân vì sao bé táo bón để có những cách khắc phục kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển lâu dài của bé. Mẹ hãy nhớ thêm men vi sinh cho trẻ mỗi ngày để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, phòng ngừa táo bón tái phát.