Trước khi ăn dặm, bé thường bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn, rất dễ tiêu hoá cho bé. Vì thế hầu như bé không phải đối mặt với hiện tượng táo bón. Khi bé bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hoá của bé sẽ phải làm quen với nhiều sự thay đổi bất ngờ trong chế độ ăn dặm. Không những thế; chất lượng của đồ ăn dặm lại đặc hơn so với sữa mẹ. Điều này khiến hệ tiêu hoá của bé phải làm việc nhiều hơn; hoạt động quá mức và khiến bé bị táo bón.
Bé táo bón khi ăn dặm do hệ tiêu hoá chưa kịp thích nghi; chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
Chế độ dinh dưỡng của bé trong giai đoạn ăn dặm nếu mất cân bằng cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Có thể là do ba mẹ bổ sung cho bé ít chất xơ nhưng lại thừa chất đạm… Điều này sẽ gây ra áp lực nặng nề cho hệ tiêu hoá, là nguyên nhân khiến bé bị táo bón.
Thông thường, bé phải tới 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên nếu ba mẹ cho bé ăn dặm quá sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá. Lúc này hệ tiêu hoá chưa phát triển tối ưu. Bé bổ sung quá sớm sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hoá. Các thức ăn không được tiêu hoá hết theo thời gian sẽ tích tụ dẫn tới trẻ nhỏ bị táo bón.
Một số trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm là do cơ thể bị thiếu nước. Khi cơ thể bé không nhận được lượng nước cần thiết; phân sẽ trở nên khô và khó đẩy ra bên ngoài. Từ đó chúng sẽ tích tụ lại và gây táo bón cho bé.
Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, ba mẹ nên ưu tiên bổ sung cho bé các món ăn dạng mềm; lỏng; sau đó mới dần chuyển sang dạng đặc & cứng. Cùng với đó, ngay cả khi bé dùng sữa công thức; ba mẹ cũng cần chú ý bổ sung cho bé tuân thủ đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn.
Các bữa ăn của bé ăn dặm nên tích cực bổ sung đủ rau củ quả, rau xanh, chất xơ. Khi bé mới bắt đầu ăn dặm; hệ tiêu hoá của bé vẫn chưa kịp thích ứng. Ba mẹ không cần cho bé ăn quá nhiều chất đạm hay chất béo. Hãy bổ sung từ từ từng chút một để bé làm quen; sau đó mới tăng lượng dần.
Ba mẹ nên ưu tiên bổ sung rau xanh, củ quả trong chế độ dinh dưỡng của bé
Như đã nói ở trên; thiếu nước cũng là một nguyên nhân dẫn tới bé ăn dặm bị táo bón. Do đó, ba mẹ cần chú ý tập cho bé uống nước mỗi ngày. Đồng thời do bé chưa biết nói; ba mẹ hãy chủ động tập cho bé uống nước. Nhờ có nước mà phân của bé sẽ mềm hơn; tình trạng táo bón ở trẻ cũng được cải thiện.
Những bé ít vận động thường có nguy cơ bị táo bón cao. Do đó ba mẹ nên hướng dẫn và cùng con tham gia các hoạt động nhẹ nhàng. Theo thời gian, việc vận động sẽ thúc đẩy đường ruột của bé hoạt động tốt hơn. Tình trạng táo bón của bé nhờ đó cũng được cải thiện nhanh chóng.
Trên đây là một số nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa cũng như cải thiện táo bón cho bé ăn dặm táo bón mà các mẹ có thể tham khảo. Bên cạnh đó, với những bé trong quá trình ăn dặm có các biểu hiện như biếng ăn, tiêu hoá kém, rối loạn tiêu hoá, ba mẹ cũng có thể tham khảo kết hợp dùng thêm men vi sinh cho bé.
Men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa.
Việc sử dụng men lợi khuẩn đúng cách giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá và hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho con. Điều này cũng tạo tiền đề giúp bé có tiêu hoá ổn định, hấp thu tốt hơn và khoẻ mạnh hơn!
Tổng hợp: Dương Hoàng