Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của bé

Khả năng miễn dịch của bé là yếu tố quan trọng không chỉ quyết định tới sự phát triển trong những năm đầu đời của bé mà còn ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ. Có nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ mà cha mẹ nên lưu ý.

Hệ miễn dịch là gì?

Đây là hệ thống bảo vệ cơ thể con người, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất gây có hại,… Do đó, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con người, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt.

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch rất non nớt

Các loại miễn dịch của con người

Có hai loại miễn dịch là miễn dịch bẩm sinhmiễn dịch thụ động:

  • Miễn dịch bẩm sinh: Miễn dịch bẩm sinh là loại miễn dịch sinh ra đã có.
  • Miễn dịch đáp ứng: Là loại miễn dịch có được sau khi tiếp xúc với mềm bệnh, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng nguyên có khả năng chống lại bệnh. Nhờ dựa vào cơ chế của miễn dịch đáp ứng, người ta đã tạo ra vaccine để phòng ngừa bệnh tật.

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của bé

1. Các yếu tố bên trong

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện

Trong 3 tháng đầu đời, hệ miễn dịch của bé phụ thuộc vào các kháng thể có trong sữa non của mẹ. Sau giai đoạn này, các kháng thể không tồn tại lâu và suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên khả năng miễn dịch của bé vẫn còn khá tốt, có thể chống chọi lại một số bệnh thông thường. Tới giai đoạn đầu sau cai sữa, hệ miễn dịch của trẻ trở nên yếu ớt do không còn được cung cấp các kháng thể trong sữa mẹ. Trẻ thường mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch như: viêm amidan, viêm họng, cảm cúm,… Bên cạnh đó, trẻ sinh non, trẻ sinh mổ và trẻ dùng sữa công thức cũng có hệ miễn dịch yếu hơn sơ với bình thường do không được thừa hưởng đầy đủ khả năng miễn dịch từ mẹ.

  • Miễn dịch yếu do bệnh lý

Trẻ em mắc một số bệnh lý như bệnh ho gà, dị ứng có nguy cơ ảnh hưởng tới nhóm tế bào bạch cầu Limpho, từ đó khiến hệ thống miễn dịch ở trẻ bị suy yếu. Trẻ đặc biệt dễ mắc bệnh và thường xuyên ốm vặt. Do đây là loại bạch cầu có nhiệm vụ sản sinh các kháng thể cho hệ miễn dịch.

Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của bé

Một số bệnh ảnh hưởng tới bạch cầu Limpho T có thể gây suy giảm miễn dịch

  • Miễn dịch yếu do rối loạn di truyền

Với những trẻ được sinh ra khi mẹ có miễn dịch kém cũng có thể khiến trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn so với bình thường. Điển hình như, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị ho dai dẳng, hen suyễn, dị ứng kéo dài,…. trẻ sinh ra sẽ dễ mắc phải tình trạng trên. Trẻ thường hay bị nhiễm trùng, chậm phát triển, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, cảm lạnh,…

2. Các yếu tố bên ngoài

  • Trẻ tiếp xúc với mầm bệnh từ môi trường bên ngoài

Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi, trẻ có xu hướng thích khám phá thế giới xung quanh, đồng thời trẻ cũng có nguy cơ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng,.. Đây cũng là giai đoạn trẻ thường hay ốm vặt, điều này khiến hệ miễn dịch ở trẻ bị ảnh hưởng và kém hơn.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc corticoid

Một số loại thuốc kháng sinh như penicillin, amoxicillin, macrolid và một só loại thuốc corticoid như hydrocortisone, prednisolone, betamethasone,… có thể làm ức chế sự hoạt động của nhóm tế bào bạch cầu – thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Điều này sẽ làm suy giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, cha mẹ không nên sử dụng tràn lan các loại thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được cung cấp đồng đều cả bốn nhóm dưỡng chất bao gồm chất đường, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Cha mẹ cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng của con không nên cho con quan quá nhiều một hoặc một số nhóm dưỡng chất. Ví dụ như nếu thừa quá nhiều đạm sẽ thúc đẩy hormon IGF1 gây ức chế hệ miễn dịch.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể tăng cường miễn dịch cho bé bằng cách cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Với giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ tăng cường miễn dịch cho bé bằng cách cân bằng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn khoa học.

Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của bé

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Một số cách giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé

Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ 6 tháng đầu giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nên được bú mẹ đến khi 1 tuổi hoặc ít nhất trong 6 tháng đầu. Trong sữa mẹ có nhiều loại kháng thể và protein quan trọng đối với hệ miễn dịch như IgA, lactoferrin, lysozyme, casein. Trẻ được bú mẹ trong thời gian dài sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn trẻ cai sữa sớm, có thể tránh được một số bệnh thông thường như tiêu chảy, dị ứng, viêm tai,…

Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của bé

Bú sữa mẹ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ

Cho trẻ ăn các loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch

Xây dựng chế độ ăn cân bằng với đủ các nhóm chất như chất béo, vitamin, khoáng chất, tinh bột cũng như cho bé uống đủ nước là điều cần thiết để tăng cường miễn dịch cho trẻ. Một số loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ như:

  • Các loại rau có màu xanh đậm: rau cải, súp lơ,…
  • Các loại hoa quả giàu vitamin C: cam, dâu, bưởi,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: tôm, cua, thịt bò, các loại ngũ cốc

Tăng cường đề kháng nâng cao miễn dịch ở trẻ với men vi sinh

Nhiều nghiên cứu chứng minh 80% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở đường tiêu hóa. Vì vậy, để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ cần tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Đặc biệt với các bé sinh non, sinh mổ và dùng sữa công thức từ sớm,… hệ miễn dịch của trẻ thường kém hơn những trẻ bình thường do dễ mất cân bằng hệ vi sinh và gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa.

Lúc này, việc mẹ cho bé dùng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn là cách đơn giản và hữu hiệu nhất giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho bé. Các lợi khuẩn được bổ sung nhanh chóng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch tối ưu cho bé.

Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của bé

Mẹ có thể bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng cho trẻ

Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ

Việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ là một trong những phương pháp hữu hiệu để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Chương trình tiêm chủng vaccine hiện nay của Việt Nam bao gồm: Viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, sởi, viêm não Nhật Bản, Rubella. Trong đó, trẻ cần được tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh và vaccine lao trong 1 tháng đầu sau sinh.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc các vấn đề về miễn dịch. Cha mẹ cần thường xuyên chú ý biểu hiện của con và áp dụng những phương pháp chăm con hữu hiệu. Hy vọng với những chia sẻ trên, cha mẹ sẽ biết cách tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ