Mẹ cần làm gì khi bé 1 tuổi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn/ uống thực phẩm bị ô nhiễm. Vậy, mẹ cần làm gì khi bé 1 tuổi bị ngộ độc thực phẩm?

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm ở trẻ mẹ nên biết

Mẹ cần làm gì khi bé 1 tuổi bị ngộ độc thực phẩm?

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm ở trẻ mẹ nên biết

Ngộ độc thực phẩm xảy ra ngay sau khi bé ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, lên mùi… Thông thường, ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc là 1- 2 ngày sau khi ăn. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết ngộ độc ở trẻ em mẹ nên biết để xử lý kịp thời:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng.
  • Trẻ bị tiêu chảy.
  • Phân, nước tiểu có thể có máu…
  • Có thể sốt hoặc không.

Đa số các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ ở trẻ có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, nếu như con có các dấu hiệu sau thì mẹ nên cho bé đi khám ngay:

  • Nôn ói liên tục, nôn không dứt.
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu kèm chất nhầy.
  • Bị đau bụng dữ dội, tiêu chảy liên tục.
  • Thân nhiệt cao hơn 38,5 độ C.
  • Khát nước, khô miệng, tiểu ít
  • Mắt mờ, cơ yếu.
  • Phát ban toàn thân, ngứa.
  • Khó thở.

Mẹ cần làm gì khi bé 1 tuổi bị ngộ độc thực phẩm?

Gây nôn (nếu bé còn tỉnh táo và không có biểu hiện nôn)

Mẹ cần làm gì khi bé 1 tuổi bị ngộ độc thực phẩm?

Gây nôn (nếu bé còn tỉnh táo và không có biểu hiện nôn)

Để hạn chế độc tố xâm nhập vào cơ thể của con thì cần kích thích cho bé nôn hết lượng thức ăn trong dạ dày. Biện pháp đơn giản nhất là vệ sinh tay rồi đặt tay chặn xuống lưỡi bé. Khi kích thích nôn cần đặt bé nằm nghiêng, kê cao đầu để tránh chất nôn tràn ngược vào phổi. Để trẻ nôn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, khi trẻ đã rơi vào trạng thái hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở đấy nhé!

Bổ sung nước và điện giải cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Trẻ nôn và đi ngoài nhiều lần dẫn đến cơ thể bị mất nước. Do đó con rất cần bổ sung nước và chất điện giải, vừa giúp bù nước, hạn chế tác hại của độc tố. Có thể cho bé uống nước lọc, dung dịch điện giải oresol hoặc nước gạo rang.

Khi pha dung dịch oresol thì các mẹ cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn để pha đúng nồng độ. Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24 giờ, bảo quản dung dịch không bị nhiễm bẩn để gây nguy hiểm cho bé.

Nhanh chóng đưa trẻ bị ngộ độc đến bệnh viện gần nhất

Mặc dù đã được sơ cứu nhưng bé vẫn có thể gặp nguy hiểm và biến chứng bất kỳ lúc nào. Do đó, các mẹ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được chăm sóc và theo dõi.

Lưu ý: Các mẹ không sử dụng thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống nôn và bất kì loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc chống tiêu chảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ làm chậm quá trình đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Từ đó vấn đề của bé sẽ diễn biến nặng hơn đấy!

Cho trẻ uống men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho con 

Mẹ cần làm gì khi bé 1 tuổi bị ngộ độc thực phẩm?

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bé 

Ngoài các cách chăm sóc bé kể trên thì muốn hồi phục sức khỏe tiêu hóa cho con nhanh chóng hơn thì mẹ cần cho bé muốn men vi sinh từ sớm.

Khi bé bị ngộ độc thì đường ruột của bé sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, hệ vi sinh mất cân bằng, sức khỏe giảm sút. Lúc này, điều mẹ cần làm đó chính là cho bé sử dụng các chế phẩm men vi sinh để hồi phục lại sức khỏe tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh chóng và triệt để các chứng rối loạn tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó sức khỏe con sẽ cải thiện tốt hơn nhiều đấy!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ