Làm sao để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ?

Theo các chuyên gia, do sức đề kháng yếu nên trẻ em chính là đối tượng thường có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Là cha mẹ, các bạn nên sớm tìm hiểu về tình trạng ngộ độc thực phẩm để biết cách can thiệp kịp thời nếu chẳng may bé rơi vào tình huống này. Vậy, làm sao để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ?

Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ là gì?

Làm sao để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ?

Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ là gì?

Hầu hết các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ có thể phát hiện sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi con ăn/uống phải các thực phẩm nhiễm độc. Triệu chứng dễ thấy là trẻ bị tiêu chảy đi kèm với nôn kéo dài nhiều ngày. Một số dấu hiệu khác kèm theo có thể có như là:

  • Mệt mỏi, nhức đầu
  • Lên cơn sốt cao
  • Đau bụng dữ dội
  • Thở nhanh, thở gấp
  • Da nhợt nhạt
  • Tiểu ít hơn bình thường
  • Khó chịu
  • Ngủ gà gật

Làm sao để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ?

Làm sao để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ?

Làm sao để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ?

Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, có chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Với những gia đình có con nhỏ thì các bậc cha mẹ cần hết sức cẩn thận trong khâu chọn lựa, chế biến thực phẩm để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ ngộ độc. Theo đó, mẹ cần lưu ý những cách ngăn ngừa ngộ độc cho bé dưới đây:

  • Chọn mua thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, bốc mùi, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.
  • Không dùng thức ăn cho bé có chứa độc tố như thịt cá nóc, khoai tây xanh mọc mầm, thực phẩm bị lên nấm mốc, các loại nấm lạ… và những thực phẩm có nhiễm chất độc hóa học.
  • Bảo quản, đóng hộp thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.
  • Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá 2 giờ. Đặc biệt vào mùa hè, khi tiết trời nắng nóng thì không nên để ở bên ngoài quá một giờ. Bởi chúng sẽ biến chất, sinh vi khuẩn gây hại cho bé.
  • Làm chín thức ăn của bé đúng cách, ở nhiệt độ phù hợp. Nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi cho bé sử dụng. Rửa các loại trái cây trực tiếp dưới vòi nước đang chảy, ngâm nước muối cẩn thận.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn chuyên dụng trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn cho bé để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.
  • Dụng cụ chế biến thức ăn cho bé cũng phải sạch sẽ. Rửa lại bằng xà phòng và nên rửa với nước ấm mẹ nhé!

Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé uống men vi sinh từ sớm để phòng tránh cũng như khắc phục các vấn đề tiêu hóa con dễ gặp phải.

Làm sao để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ?

Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và đề kháng cho bé

Trẻ bị ngộ độc thức ăn khiến đường ruột bị tổn hại nghiêm trọng, hệ vi sinh mất cân bằng và cần một thời gian mới phục hồi lại như bình thường. Theo đó, bố mẹ có thể cân nhắc cho con dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để tăng cường tiêu hóa và giải quyết các tình trạng rối loạn gặp phải khi hệ sinh thái đường ruột mất cân bằng.

Tốt nhất, các chuyên gia khuyên mẹ nên chọn loại men vi sinh đặc hiệu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có chứa chủng men L.Rhamnosus với dạng thiết kế ở dạng nhỏ giọt, vừa tiện lợi sử dụng cho trẻ hàng ngày, vừa đảm bảo cung cấp đủ lượng men chất lượng cho con.

Tóm lại, trẻ bị ngộ độc thực phẩm không quá nguy hiểm nếu được xử lý kịp thời. Những bố mẹ chưa kinh nghiệm trong việc này thì nên đưa trẻ đến bệnh viện. Tự ý xử lý không đúng cách có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn đấy. Chúc các bé và gia đình luôn khỏe mạnh nhé!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ