Hậu quả bé bị táo bón kéo dài bố mẹ cần lưu tâm!

Theo các chuyên gia, tình trạng táo bón ở trẻ em nếu để kéo dài mà không có cách khắc phục nhanh chóng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những hậu quả bé bị táo bón kéo dài bố mẹ cần lưu tâm!

Hậu quả bé bị táo bón kéo dài bố mẹ cần lưu tâm!

Bé bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những biến chứng mà các mẹ cần lưu ý khi bé bị táo bón kéo dài. Việc phân tích tụ lâu ngày trong trực tràng sẽ gây nên trĩ do vì gây cản trở quá trình tuần hoàn trong máu. 

Táo bón kéo dài khiến trẻ trở nên biếng ăn chậm tăng cân

Hậu quả bé bị táo bón kéo dài bố mẹ cần lưu tâm!

Táo bón kéo dài khiến trẻ trở nên biếng ăn chậm tăng cân

Bé biếng ăn, chậm tăng cân là điều dễ xảy ra khi tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ xảy ra. Táo bón khiến thức ăn không tiêu hóa được gây nên tình trạng đầy bụng, đầy hơi, chướng bụng….. Việc này làm cho bé không có cảm giác đói, thèm ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn chậm tăng cân.

Nứt kẽ hậu môn

Khi bị táo bón, phân sẽ trở nên cứng và vón cục. Do đó bé cần sử dụng nhiều sức lực hơn để rặn phân ra. Tuy nhiên điều này có thể gây rách ống hậu môn từ đó gây nên nứt kẽ hậu môn.

Trẻ dễ bị suy kiệt, nhiễm độc

Phân không được đào thải ra bên ngoài gây tích tụ độc tố cho cơ thể khiến cơ thể con bị nhiễm độc. Từ đó khiến trẻ dễ bị suy kiệt, suy nhược cơ thể.

Sức đề kháng của con bị suy giảm đáng kể

Hậu quả bé bị táo bón kéo dài bố mẹ cần lưu tâm!

Sức đề kháng bị suy giảm khi táo bón lây ngày khiến bé dễ mắc bệnh

Do kém hấp thu nên cơ thể trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đặc biệt là thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, dễ bị mắc bệnh. 

Tắc ruột do khối “u phân”

U phân được hiểu là khối phân rắn, kết dính với nhau tạo thành. U phân sẽ gây nên tình trạng đau bụng, tắc ruột khiến bé khó chịu.

Tăng khả năng ung thư trực tràng ở trẻ

Việc tích tụ phân sẽ dẫn đến các loại độc tố như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso. Những độc tố này nằm lâu trực tràng làm tăng nguy cơ bị ung thư. 

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé bị táo bón

Hậu quả bé bị táo bón kéo dài bố mẹ cần lưu tâm!

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé bị táo bón

Một số phương pháp giúp cải thiện bé bị táo bón mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

  • Mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì trong sữa mẹ có chứa motilin, một hormon có tác dụng kích thích nhu động ruột của bé, tăng cường tiêu hóa và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
  • Bố mẹ cũng có thể thực hiện các thao tác massage, xoa bụng cho trẻ mỗi ngày 3 – 4 lần để kích thích nhu động ruột.
  • Cha mẹ cần chú ý cho con uống nhiều nước mỗi ngày. Sáng dậy hãy rèn luyện cho bé uống một cốc nước ấm. Việc này vừa giúp rửa trôi các chất độc vừa cải thiện tình trạng táo bón rất hiệu quả.
  • Bổ sung chất xơ qua rau xanh và quả chín thường xuyên giúp nhuận tràng, tống đẩy phân ra ngoài được dễ dàng hơn. Một số loại rau củ quả bạn nên đưa vào thực đơn hàng ngày của bé bị táo bón như rau khoai lang, mồng tơi, rau đay, đu đủ, cam, bưởi,….
  • Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ: Việc đi đại tiện đúng giờ, ngồi đúng bô và tập trung khi đại tiện giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện. Từ đó giúp con đi ngoài dễ dàng hơn lại vừa chữa và phòng táo bón hiệu quả.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp kích thích tiêu hóa và nhu động ruột để góp phần cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2% hàng ngày cho bé.
  • Và đặc biệt, để cải thiện táo bón cho bé hiệu quả và nhanh chóng hơn, nhiều bố mẹ hiện nay đã kết hợp cho bé sử dụng men lợi khuẩn cho trẻ.

Hậu quả bé bị táo bón kéo dài bố mẹ cần lưu tâm!

Kết hợp bổ sung men vi sinh tăng cường probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Với thành phần gồm hàng tỷ lợi khuẩn probiotic có trong men, khi được bổ sung vào cơ thể, các lợi khuẩn sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tăng cường quá trình tiêu hóa. Từ đó cải thiện và ngăn ngừa nhiều vấn đề đường ruột ở trẻ, trong đó có táo bón. Đồng thời, bổ sung lợi khuẩn sớm cho bé cũng là phương pháp giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tạo tiền đề giúp bé khỏe và tiêu hóa tốt hơn. 

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ