Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?

Viêm ruột hoại tử là bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân có tỉ lệ bị viêm ruột hoại tử cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng, đủ cân. Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?

Viêm ruột hoại tử là bệnh gì?

Viêm ruột hoại tử là  bệnh lý đường ruột cấp tính với tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm ruột và bắt đầu có dấu hiệu hoại tử. Viêm ruột hoại tử thường gặp ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân (chiếm hơn 70% trẻ sinh non tháng/thiếu cân). Trẻ sinh đủ tháng, cân nặng tiêu chuẩn cũng có thể bị viêm ruột hoại tử nhưng có tỉ lệ thấp hơn.

Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến thành ruột bị hoại tử gây thủng ruột, dịch tiêu hóa tràn vào không bụng làm tắc ruột, viêm phúc mạc. Đây là những biến chứng nguy hiểm, nếu không được phẫu thuật ngay có thể khiến trẻ bị tử vong.

Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?

Viêm ruột hoại tử là  bệnh lý đường ruột cấp tính với tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm ruột và bắt đầu có dấu hiệu hoại tử

Nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh viêm ruột hoại tử chưa được xác định chính xác nhưng các thống kê cho thấy các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh gồm có:

  • Trẻ sinh thiếu tháng có ruột non chưa hoàn thiện như trẻ sinh đủ tháng
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
  • Trẻ bị tổn thương mạch máu khiến lưu lượng máu đến ruột bị suy giảm
  • Trẻ bị ngạt trong quá trình sinh nở
  • Bé bị suy hô hấp sau sinh
  • Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
  • Trẻ có dấu hiệu bất thường trong quá trình chuyển hóa
  • Bào thai phát triển bất thường
  • Trẻ bị hạ thân nhiệt
  • Trẻ uống sữa công thức,…

Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?

Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh cần được thực hiện càng sớm càng mang lại hiệu quả điều trị cao. Ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu viêm ruột hoại tử mẹ cần đưa con đi khám ngay để bác sĩ xác định tình trạng cụ thể và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Cách điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh đúng bao gồm:

Điều trị nội khoa

Ngay khi nhận thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị viêm ruột hoại tử cần áp dụng ngay các biện pháp điều trị nội khoa để không bị bỏ lỡ co hội được điều trị sớm của trẻ. Các phương pháp điều trị nội khoa gồm có:

  • Nhịn ăn đường miệng: Bé sẽ được đặt ống thông dẫn lưu dịch dạ dày. Bệnh nhi chỉ được ăn trở lại khi có những diễn tiến lâm sàng tốt như ngừng đi ngoài ra máu, hết chướng bụng hoặc chụp X-quang bụng sau 5 ngày thấy không còn hơi thành ruột thể hiện tình trạng viêm ruột hoại tử đã được kiểm soát. Khi đó nếu bé đang được đặt catheter  tĩnh mạch rốn cũng cần rút bỏ và bồi hoàn dịch điện giải, áp dụng các biện pháp chống sốc và điều trị DIC. Trẻ cũng cần được bổ sung dinh dưỡng qua tĩnh mạch hoàn toàn trong 14 – 21 ngày để chờ đường ruột bình phục hoàn toàn.
  • Sử dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh toàn thân bắt đầu bằng Ampicillin + Cefotaxim/Gentamicin + Metronidazol. Trẻ không đáp ứng, dựa theo kháng sinh đồ để thay đổi loại kháng sinh. Trường hợp không có kháng sinh đồ có thể dùng Pefloxacin + Metronidazol. Trẻ dùng kháng sinh điều trị viêm ruột hoại tử trong khoảng 10 – 14 ngày.
  • Theo dõi: Cần theo dõi trẻ sát sao, đánh giá lại 12h/lần, chụp X-quang bụng, theo dõi số lượng tiểu cầu, khí máu. Biến chứng phổ biến của viêm ruột hoại tử là tắc ruột, thường có biểu hiện rõ nét sau 2 – 3 tháng sau mỗi đợt viêm ruột hoại tử. Trẻ thường bị tắc ruột tại đại tràng trái, cách xử lý là cắt đoạn ruột bị tắc.

Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?

Trẻ bị viêm ruột hoại tử cần được bổ sung dinh dưỡng qua tĩnh mạch hoàn toàn trong khoảng 14 – 21 ngày

Điều trị ngoại khoa

Có khoảng 25% trẻ bị viêm ruột hoại tử cần được phẫu thuật do bị thủng ruột gây tràn khí ổ bụng, viêm phúc mạc (da tái nhợt, chướng bụng, đi ngoài phân có lẫn máu, mất nhu động ruột) hoặc viêm mủ màng bụng. Trẻ bị viêm ruột hoại tử đã được điều trị nhưng tình trạng vẫn xấu hơn cũng cần cân nhắc phương án phẫu thuật để cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử.

Vì sao trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân bị viêm ruột hoại tử nhiều hơn trẻ sinh đủ tháng, đủ cân?

Trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân không chỉ có thể lực yếu mà các cơ quan trong cơ thể cũng chưa được hoàn thiện, khiến khả năng miễn dịch, tiêu hóa và hô hấp đều kém. Đó là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị suy hô hấp, không cung cấp đủ oxy cho các hoạt động khác của cơ thể và làm hoạt động của hệ miễn dịch và tiêu hóa càng trở nên kém hơn. Trẻ uống sữa công thức không đúng cách, lượng sữa tăng quá nhanh cũng có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ bị hoại tử đường ruột, và làm tổn thương ruột non tại khu vực vi khuẩn thường khu trú.

Ruột non có thể bị tổn thương vài cm đến toàn bộ chiều dài với các tổn thương vi thể gây phù nề, xuất huyết, hoại tử. Thậm chí có thể xâm nhập tới bạch cầu đa nhân gây ra các biến chứng như thủng ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc.

Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?

Trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân không chỉ có thể lực yếu mà các cơ quan trong cơ thể cũng chưa được hoàn thiện dễ bị viêm ruột hoại tử

Phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho trẻ sinh thiếu tháng

Để phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho trẻ sơ sinh bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bắt đầu bằng 1 lượng sữa nhỏ và tăng dần lên theo hướng dẫn của bác sĩ. Sữa mẹ không chỉ có chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ ở dạng dễ hấp thụ mà còn cung cấp lợi khuẩn probiotic và kháng thể làm tăng khả năng kháng viêm, khử khuẩn, giảm nguy cơ viêm ruột cho trẻ.

Trường hợp mẹ không có đủ sữa cho con bú, cần sử dụng sữa công thức dành cho trẻ sinh thiếu tháng, tuyệt đối không sử dụng sữa công thức ưu trương, các chất cản quang và cho bé uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Với trẻ nhỏ tiêu hóa kém, đặc biệt là trẻ sinh non, sinh mổ, ba mẹ có thể kết hợp cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn. Việc bổ sung lợi khuẩn cho bé lúc này giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé. Nhờ đó giúp tạo tiền đề giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ viêm ruột hoại tử.

Cho trẻ từ 1.5 tháng tuổi trở lên uống men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế nguy cơ viêm ruột hoại tử

Cho trẻ uống men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé

Hiện nay, L. Rhamnosus là 1 trong số ít những chủng lợi khuẩn đã được chứng minh và khẳng định hiệu quả tốt cho sức khỏe tiêu hóa của bé mà mẹ nên ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó, L. Rhamnosus cũng đã được FDA chứng nhận an toàn cấp cao nhất GRAS lành tính với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh cần được thực hiện càng sớm càng giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm tốt hơn. Trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân là đối tượng có nguy cơ bị viêm ruột hoại tử cao, mẹ cần chú ý theo dõi bé sát sao để phát hiện bệnh lý sớm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ