Chữa trị chân tay miệng cho bé bằng cách nào hiệu quả?

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm với các cấp độ nguy hiểm khác nhau. Việc phát hiện và điều trị bệnh đúng cách sẽ hạn chế các tổn thương và hệ lụy nghiêm trọng của bệnh gây ra. Bài viết sau sẽ bật mí một số cách chữa trị tay chân miệng cho bé hiệu quả, mẹ đừng bỏ lỡ!

Chữa trị chân tay miệng cho bé bằng cách nào hiệu quả?

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng ngừa và có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng cho bé. Do đó khi trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chữa trị tay chân miệng cho bé dựa vào triệu chứng của bệnh và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Chữa trị chân tay miệng cho bé bằng cách nào hiệu quả?

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp trị bệnh theo triệu chứng của trẻ bị tay chân miệng

Bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh cũng không được sử dụng trong điều trị bệnh này, nếu có chỉ được sử dụng thuốc khi có bội nhiễm do vi khuẩn. Các biện pháp giải quyết triệu chứng của bệnh gồm có:

  • Hạ nhiệt: Khi trẻ bị sốt cao từ 38.5 độ C trở lên thì cần cho con dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
  • Bổ sung nước: Bù nước và điện giải cho trẻ với dung dịch điện giải Oresol, hydrit.
  • Trẻ bị sốt và loét miệng nên bổ sung thêm vitamin C, kẽm..
  • Điều trị loét miệng, họng: Sử dụng dung dịch Glycerin borat để lau sạch miệng trước và sau khi cho con ăn, dùng gel rơ miệng Kamistad, zyttee…sát khuẩn và giảm đau giúp con ăn uống dễ dàng hơn.
  • Khi có triệu chứng não – màng não: Cần sử dụng thuốc chống co giật là Phenobarbital và điều trị chuyên sâu.

Cách chăm sóc tay chân miệng ở trẻ em tại nhà

Chăm sóc trẻ bị bệnh đúng cách, kịp thời sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát và ngăn ngừa gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà, bố mẹ cần lưu ý:

  • Cách ly trẻ bị bệnh: Khi phát hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần thông báo cho trường hợp và tạm thời không cho con tới trường trong khoảng 10-14 ngày. Trẻ cũng cần phải cách ly với các trẻ khác và người thân trong nhà. Khi chăm sóc trẻ, bố mẹ cần đeo khẩu trang và thực hiện sát khuẩn thường xuyên.

Chữa trị chân tay miệng cho bé bằng cách nào hiệu quả?

Cần cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà để tránh lây lan

  • Thực hiện chế độ ăn phù hợp: Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đau và cảm thấy khó chịu khi nuốt. Do đó bố mẹ cần chọn cho con ăn các món mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để con ăn no và ăn đủ chất, bổ sung đủ nước cho con cũng như tránh cho bé ăn các món cay, nóng hoặc chua sẽ khiến con bị đau, rát và khó chịu hơn.
  • Giữ vệ sinh: Việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống và các vật dụng sinh hoạt của trẻ bị tay chân miệng là rất quan trọng. Bố mẹ nên tắm cho trẻ với nước ấm trong phòng kín gió, sử dụng xà phòng sát khuẩn. Bên cạnh đó cần xử lý phân, rác thai và vệ sinh đồ dùng của bé đúng cách.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Trẻ bị sốt cao kèm theo biểu hiện mệt mỏi, khó chịu khiến nhiều phụ huynh lo lắng, tuy nhiên bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con dùng thuốc hoặc kết hợp dùng nhiều loại thuốc khác nhau khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ kê toa với liều lượng phù hợp, an toàn cho trẻ.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ là điều rất cần thiết, giúp con phòng tránh bệnh tật cũng như giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho con đầy đủ với các thực phẩm tươi ngon, đa dạng và lên kế hoạch nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý, với những bé có biểu hiện biếng ăn tiêu hoá kém, bố mẹ có thể kết hợp cho bé uống men vi sinh, nhất là với trẻ bị tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dinh dưỡng. Bổ sung men vi sinh thường xuyên là cách giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá, hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho trẻ. Điều này cũng tạo tiền đề giúp trẻ ăn uống tốt hơn, ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn.

Chữa trị chân tay miệng cho bé bằng cách nào hiệu quả?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Vậy là bài viết trên đã giúp bố mẹ tìm hiểu cách chữa trị chân tay miệng cho bé thế nào, chăm sóc sức khỏe cho con tại nhà ra sao rồi. Bệnh tay chân miệng giai đoạn đầu hay bị nhầm lẫn với vấn đề tiêu hóa của trẻ, do đó bố mẹ cần hết sức lưu ý.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ