Top 5 bệnh lý đường ruột ở trẻ em cần đặc biệt lưu ý!
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa non nớt có nguy cơ mắc các bệnh lý hệ tiêu hóa cao hơn so với người lớn, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu những bệnh lý đường ruột ở trẻ em phổ biến!
Top 5 bệnh lý đường ruột ở trẻ em cần đặc biệt lưu ý
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non nớt nên rất dễ bị mắc các bệnh lý đường ruột ở trẻ em. Dưới đây là 5 bệnh đường ruột hay gặp ở trẻ, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý:
Nhiễm khuẩn đường ruột: Là bệnh thường gặp với trẻ dưới 2 tuổi, nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn do vệ sinh kém, trẻ ăn phải các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh làm cho trẻ bị đi ngoài lâu ngày, kém hấp thu dinh dưỡng và bị mất nước.
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh lý hệ tiêu hóa dễ gặp phải ở trẻ nhỏ
Tiêu chảy: Trẻ nhỏ bị tiêu chảy có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, tần suất trên 3 lần một ngày, phân lỏng, trẻ bị đầy hơi, chướng bụng và nôn ói nhiều. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn gây ra, nếu không chữa trị dứt điểm có thể khiến bé bị mất nước trầm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể là tính mạng của bé.
Kiết lỵ: Bệnh kiết lỵ gây ra bởi ký sinh trùng amip và trực khuẩn shigella, có biểu hiện là trẻ sốt cao, luôn có cảm giác muốn đi ngoài và bị đau bụng. Phân của trẻ thường kèm theo chất nhầy và dính máu, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra tình trạng hôn mê. Nếu trùng amip xâm nhập vào gan có thể khiến cho trẻ bị áp xe gan nguy hiểm.
Táo bón: Bệnh lý đường ruột ở trẻ em hay gặp còn có táo bón. Trẻ có triệu chứng đi đại tiện ít hơn bình thường, phân rắn hơn, mỗi lần đi vệ sinh thấy đau rát, thậm chí bị nứt kẽ hậu môn gây chảy máu. Trẻ bị táo bón có thể do lười ăn rau hay các thực phẩm giàu chất xơ, uống ít nước hoặc bị rối loạn chức năng đại tràng.
Trẻ bị táo bón đau bụng và khó đi ngoài
Rối loạn tiêu hóa: Gần như trẻ em nào dưới 5 tuổi cũng có 1 lần bị rối loạn tiêu hóa. Đây là bệnh lý viêm đường ruột khiến trẻ bị đi ngoài hay bị táo bón, ăn không ngon miệng. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, hoặc sử dụng thực phẩm hàng ngày không đảm bảo.
Bố mẹ cần làm gì khi hệ tiêu hóa của trẻ có các dấu hiệu bất thường?
Khi thấy con có các vấn đề về đường ruột, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Với những trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà thì cần lưu ý một số điều như sau đây:
Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm khi con được 6 tháng tuổi, không nên cho bé ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con. Chú ý thực hiện nguyên tắc cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều để hệ tiêu hóa thích nghi với thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Bổ sung thực đơn đủ chất cho trẻ, cho con ăn đủ bữa với khoảng 5 bữa mỗi ngày (3 bữa chính, 2 bữa phụ). Khẩu phần ăn của trẻ cần đa dạng với đủ 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để tăng cường co bóp ruột, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả.
Cho trẻ uống men vi sinh để xây dựng hàng rào bảo vệ vững chắc cho hệ tiêu hóa, ổn định sức khỏe đường ruột, khắc phục các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột cho bé nhanh chóng. Duy trì cho con dùng men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá cho bé, tạo tiền đề giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu cũng như hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên hiệu quả để phòng ngừa các bệnh lý hệ tiêu hóa hay gặp ở lứa tuổi này.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Tìm hiểu những bệnh lý đường ruột ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị cần thiết khi trẻ bị các bệnh này. Mong rằng bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về các bệnh trẻ có thể gặp phải để bảo vệ con hiệu quả.