ỈA CHẢY Ở TRẺ SƠ SINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN?

Trong những năm đầu đời, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và đang trong quá trình hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt, một trong những tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh phải kể đến đó là con bị ỉa chảy. Ỉa chảy ở trẻ sơ sinh có thể rất tồi tệ, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Ỉa chảy ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Làm thế nào để cải thiện?

Ỉa chảy ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Ỉa chảy xảy ra do cơ thể trẻ bị viêm nhiễm hoặc bị rối loạn chức năng của ruột. Ỉa chảy thường do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây ra. Khi trẻ sơ sinh bị ỉa chảy kéo dài, cơ thể sẽ gặp các triệu chứng như: đau bụng, đau và kích thích hậu môn, mệt mỏi, thiếu năng lượng, trẻ thường bị nôn trớ, sốt … Bên cạnh đó bệnh còn tiềm ẩn những mối nguy hại mà mẹ cần nằm lòng.

  • Mất nước

Trẻ sơ sinh bị ỉa chảy, cơ thể sẽ bị mất một lượng lớn nước, gây ra tình trạng mất nước. Các dấu hiệu ban đầu thường là: nhịp tim nhanh hơn bình thường; môi, miệng và lưỡi khô; không có nước mắt khi khóc… Sau đó trong quá trình mất nước, trẻ có thể bị trũng mắt, má hóp hoặc thóp lõm, buồn ngủ và khó chịu. Mất nước nghiêm trọng có thể gây co giật, hôn mê, suy nội tạng, và trong một số trường hợp hiếm gặp là tử vong.

Ỉa chảy ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Làm thế nào để cải thiện?

  • Mất cân bằng điện giải

Một số chất điện giải chính của cơ thể như canxi, magie, cacbonat, clorua, kali, natri. Trường hợp mất cân bằng điện giải nhẹ thường không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, ỉa chảy ở trẻ sơ sinh kéo dài gây mất cân bằng điện giải nghiêm trọng. Các khoáng chất này thiếu hụt trầm trọng có thể gây ra lú lẫn, suy nhược, chuột rút và co thắt cơ. Một số có thể gây khó thở, chóng mặt và nhịp tim nhanh.

  • Tác động xấu tới chức năng não bộ và một số cơ quan khác

Trẻ sơ sinh bị ỉa chảy nghiêm trọng và kéo dài có thể làm giảm lưu lượng máu và khoáng chất đến các cơ quan quan trọng, bao gồm não, tim, gan và suy thận. Trong một số trường hợp hiếm hoi, điều này có thể làm cho mô não sưng lên hoặc co lại, gây ra co giật, rối loạn nhịp tim hoặc đe dọa đến tính mạng. Các trường hợp nghiêm trọng khác, ỉa chảy gây sốc và làm tăng nồng độ axit trong máu.

  • Suy dinh dưỡng

Đây cũng là một trong những tác động tiêu cực thường gặp khi trẻ sơ sinh tiêu chảy mãn tính. Ỉa chảy mãn tính gây ức chế ruột non, cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh gây nên tình trạng suy dinh dưỡng. Cơ thể trẻ sẽ có các triệu chứng suy dinh dưỡng điển hình như: yếu, khô da, thiếu cân, mệt mỏi, mặt mũi lờ đờ, hay quấy khóc…

Cải thiện tình trạng ỉa chảy cho trẻ sơ sinh

  • Kịp thời bù nước và điện giải cho trẻ

Ỉa chảy nhẹ là một cảm giác khó chịu, nhưng không nguy hiểm nếu đứa trẻ có thể tiếp tục uống nước và ăn uống bình thường. Trẻ sơ sinh nên tiếp tục được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thông thường. Nếu ỉa chảy kéo dài hoặc thường xuyên, có thể cần thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bằng các giải pháp bù nước đường uống.

Các dung dịch bù nước bằng đường uống, còn được gọi là dung dịch điện giải. Giúp thay thế lượng nước và muối bị mất trong quá trình ỉa chảy. Chúng có thể dễ tiêu hóa hơn so với chế độ ăn thông thường của trẻ. Các loại thuốc bù điện giải thông thường có dạng bột, viên sủi hoặc dạng lỏng và có các hương vị khác nhau.

Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, khi dùng bất cứ loại dung dịch điện giải nào cũng cần thật lưu ý và tham vấn ý kiến của bác sỹ.

  • Kết hợp sử dụng các loại men vi sinh

Men vi sinh có tác động tích cực đối với trẻ sơ sinh bị ỉa chảy, đặc biệt là khi trẻ bị ỉa chảy do vi rút rota. Men vi sinh cung cấp các lợi khuẩn giúp nhanh chóng thiết lập hệ cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng…Probiotics có thể làm giảm các cơn ỉa chảy nhiễm trùng từ nửa ngày đến khoảng 2 ngày.

Đồng thời, các lợi khuẩn còn có khả năng cản trở các tác nhân gây bệnh bám vào thành ruột từ đó trung hòa các độc tố vi khuẩn gây nên chứng ỉa chảy ở trẻ.

 

Ỉa chảy ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Làm thế nào để cải thiện?

Men vi sinh mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

  • Đảm bảo vệ sinh cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường dùng bỉm hoặc tã, vì vậy khi trẻ bị ỉa chảy mẹ hãy luôn lưu ý kiểm tra bỉm/tã và vệ sinh ngay cho con. Trong giai đoạn này, khả năng trẻ bị hăm cũng rất cao, mẹ nên lưu ý bôi hăm cho con. Xử lỷ bỉm/tã đúng cách, và tiệt trùng các đồ dùng của trẻ, tay mẹ và các vật dụng quanh trẻ tránh việc vi khuẩn còn tồn tại và gây tái nhiễm cho trẻ.

  • Gặp bác sĩ để được chuẩn đoán cụ thể và có phác đồ điều trị kịp thời

Cơ thể của trẻ sơ sinh và người lớn sẽ rất khác nhau, mẹ không nên áp dụng những cách chữa bệnh của người lớn lên cơ thể trẻ. Đối với trường hợp trẻ có tình trạng mất nước nặng do ỉa chảy. Sau khi đã bù chất điện giải mà tình trạng không thuyên giảm, mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị cụ thể.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ