Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đâu là nguyên nhân và cách điều trị? Tìm hiểu về bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cũng như các cách điều trị kịp thời, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực lên sức khỏe trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Hiểu hơn về bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy là trường hợp trẻ sơ sinh đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày. Mặc dù là chứng bệnh thường gặp, phương pháp điều trị đơn giản, thì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong do bị tiêu chảy rất lớn. 

Theo thống kê gần đây nhất, mỗi năm có tới 3 – 5 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới bị tử vong do bị tiêu chảy. Ngoài ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh còn là nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu chảy là trường hợp trẻ sơ sinh đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy xảy ra khi cơ thể tự đào thải các loại vi trùng và được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài vài ngày đến khoảng hơn 1 tuần. Các triệu chứng đi kèm bệnh tiêu chảy là sốt, buồn nôn, bị nôn, mất nước, bị chuột rút. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy gồm có:

  • Nhiễm virus rotavirus, nhiễm khuẩn salmonella hay ký sinh trùng giardia. Khi bị tiêu chảy do các nguyên nhân này, các triệu chứng đi kèm thường là đau đầu, sốt, đau dạ dày, nôn mửa, phân lỏng hoặc phân chỉ có nước.
  • Trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc thực phẩm các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa sẽ xuất hiện nhanh chóng và thường có xu hướng hết ngay trong khoảng 24h.
  • Trẻ bị tiêu chảy còn có thể do các nguyên nhân như dị ứng thực phẩm, ruột bị kích thích,…

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ có thể xử lý bằng những cách sau đây:

Bù nước và điện giải

  • Oresol: Pha với nước theo đúng tỉ lệ được hướng dẫn và cho trẻ uống
  • Nước đường + muối: 1 lít nước đun sôi + 8 thìa đường + 1 thìa muối
  • Nước cháo + muối: 1 lít nước đun sôi + 1 nắm gạo + 1 thìa muối
  • Nước dừa + muối: 1 lít nước dừa + 1 thìa muối

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: nguyên nhân và cách điều trị

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cha mẹ cần cho trẻ uống oresol để chống mất nước

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Cho trẻ bú mẹ như bình thường
  • Hạn chế cho trẻ uống nước cam vắt, không cho uống các loại nước ngọt, ăn rau
  • Nấu kỹ thức ăn đã được làm nhuyễn, chia thành nhiều bữa trong ngày

Ngoài lưu ý bổ sung đủ dưỡng chất qua thực phẩm cho bé, ba mẹ nên kết hợp sử dụng thêm men vi sinh dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Bởi tiêu chảy là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Việc tăng cường lợi khuẩn đường ruột nhờ men vi sinh giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh của con về trạng thái cân bằng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và đề kháng kịp thời cho bé.

Ba mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Sử dụng thuốc

  • Trường hợp trẻ bị sốt phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt
  • Cha mẹ không tự ý cho trẻ uống kháng sinh mà cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ

Đi khám

Khi trẻ có những dấu hiệu sau đây cha mẹ phải đưa đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa nguy hiểm có thể gặp phải cho trẻ:

  • Trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn 3 ngày
  • Trẻ nghi ngờ có thể bị tả
  • Trẻ bị đau bụng hay quấy khóc nhiều
  • Xuất hiện các triệu chứng mất nước
  • Trẻ bị sốt cao khoảng 38.5 độ C trở lên và bị sốt liên tục
  • Trong phân có máu

Khi trẻ bị tiêu chảy mất nước chính là biểu hiện đáng ngại nhất. Ngay khi trẻ có các biểu hiện mất nước nhẹ như mắt, miệng khô, khóc có ít hoặc không chảy nước mắt, trẻ ít đi tiểu bất thường, kém linh hoạt và thường xuyên cáu gắt,… cha mẹ đã cần phải bù nước điện giải ngay để nhanh chóng cải thiện tình hình. Với những trẻ bị mất nước nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng hôn mê, bất tỉnh, huyết áp hạ thấp, rất nguy hiểm với sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ. Ngay khi nhận thấy trẻ không đi tiểu sau 6h liên tục, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ