Trẻ sơ sinh bỏ bú sữa – mẹ phải làm thế nào?

Trẻ sơ sinh có biểu hiện bỏ bú hay không chịu bú nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng khiến con chậm lớn và kém phát triển. Vậy, trẻ sơ sinh bỏ bú sữa – mẹ phải làm thế nào để cả thiện nhanh chóng và kịp thời?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bỏ bú sữa là gì?

Trẻ sơ sinh bỏ bú sữa - mẹ phải làm thế nào?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bỏ bú sữa là gì?

Theo các chuyên gia, các nguyên nhân phổ biến của việc bé bỏ bú mẹ bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu: Có thể bé đang mọc răng, tưa miệng hoặc mụn rộp có thể gây đau nhức miệng khi bú. Ngoài ra, nhiễm trùng tai, chấn thương hoặc đau nhức do tiêm chủng có thể gây khó chịu cho con ở một vài tư thế bú khiến bé quấy khóc bỏ bú.
  • Bé bị ốm: Cảm lạnh hoặc nghẹt mũi khiến bé khó thở và làm cho bé không chịu bú.
  • Căng thẳng hoặc không tập trung: Kích thích quá mức hoặc bé phải cách xa mẹ trong một khoảng thời gian có thể gây ra tình trạng bé quấy khóc và không bú.
  • Mùi hương hoặc vị khác thường: Những thay đổi về mùi của người mẹ do xà phòng, kem dưỡng da hoặc chất khử mùi có thể khiến con không thích bú mẹ. Những thay đổi về mùi vị của sữa do thức ăn, thuốc uống, kinh nguyệt hoặc mang thai trở lại cũng có thể làm cho bé không chịu bú.
  • Giảm nguồn sữa: Bổ sung sữa công thức hoặc dùng núm vú giả quá nhiều có thể làm giảm nguồn sữa ccủa mẹ và có thể bé sẽ từ chối bú khi nguồn sữa không còn dồi dào cho bé bú nữa.

Trẻ sơ sinh bỏ bú sữa – mẹ phải làm thế nào?

Thay đổi tư thế bú sữa

Trẻ sơ sinh bỏ bú sữa - mẹ phải làm thế nào?

Thay đổi tư thế bú sữa

Khi thấy con mình không chịu bú mẹ hãy thử đổi tư thế cho con bú rồi quan sát phản ứng của con nhé. Nếu sau khi thay đổi bé chịu bú và cũng không bị sặc sữa hay trẻ nôn trớ thì đó có thể là tư thế phù hợp với bé, mẹ nhớ áp dụng cho những lần sau.

Bên cạnh đó, khi cho trẻ bú, mẹ cũng nên giảm thiểu các yếu tố bên ngoài có thể khiến bé mất tập trung, bỏ bú như là âm thanh từ ti vi, điện thoại, hình ảnh xung quanh…

Tăng tiếp xúc da thịt với bé

Trước khi cho con bú, mẹ hãy cởi áo và cho da bé và da mẹ tiếp xúc với nhau trước khi cho con bú. Phương pháp này hình thành bản năng của trẻ: tìm đúng chỗ được cung cấp và có “thức ăn”. Bên cạnh đó, khi được tiếp xúc da của mẹ sẽ khiến trẻ cảm giác an toàn hơn, có sự gắn bó giữa 2 mẹ con, bé cảm thấy yên tâm và bú mẹ.

Cho con bú khi có nhu cầu

Trẻ sơ sinh bỏ bú sữa - mẹ phải làm thế nào?

Cho con bú khi có nhu cầu

Mẹ chỉ nên cho bé bú khi trẻ thật sự có nhu cầu mà không nên ép con bú chỉ vì sợ con bị đói. Hầu hết với mỗi trẻ đều được cho bú theo một thời gian biếu cố định trong ngày. Sẽ hoàn toàn bình thường nếu như có trẻ bú thật nhiều vào ban ngày. Tuy nhiên có những trẻ chỉ bú nhiều vào ban đêm. Do đó, mẹ không nên ép con bú cho đủ cữ sữa mà nên dựa trên chế độ ăn ngủ của bé cùng những “ngôn ngữ” riêng của con như bé sẽ quấy khóc đòi bú khi cảm thấy đói… nhé!

Thay đổi thói quen ăn uống của mẹ

Sữa mẹ là dinh dưỡng chủ yếu cho con phát triển nên mẹ cần có một chế độ ăn uống sau sinh đầy đủ dinh dưỡng, tránh các thực phẩm gây mùi như tỏi, đồ tanh… để đảm bảo cung cấp đủ nguồn sữa mẹ với chất lượng tốt nhất cho con yêu.

Vệ sinh sạch sẽ đầu ti, bầu ngực

Trẻ sơ sinh bỏ bú sữa - mẹ phải làm thế nào?

Vệ sinh sạch sẽ đầu ti, bầu ngực

Việc duy trì thói quen vệ sinh núm ti, bầu ngực trước và sau mỗi lần cho con bú sẽ loại bỏ các yếu tố gây mùi khó chịu. Mẹ vệ sinh bằng cách dùng khăn mềm, nhúng vào nước ấm để lau ngực, đầu ti, đảm bảo sạch sẽ để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bú mẹ đấy!

Hạn chế cho trẻ bú bình, uống sữa ngoài

Nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu, vừa cung cấp đủ những dưỡng chất quý giá có trong sữa mẹ, duy trì nguồn sữa cho bé bú lại vừa tạo sự gắn kết mối quan hệ mẹ – con. Không nên cho trẻ bú bính, dùng sữa ngoài quá sớm sẽ khiến trẻ lười bú mẹ nhiều hơn.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ

Trẻ sơ sinh bỏ bú sữa - mẹ phải làm thế nào?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ

Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề đường ruột như táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, khó đi ngoài… khiến trẻ lười bú, bỏ bú.

Do đó, đối với trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên, mẹ nên cho bé uống bổ sung men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh để bổ sung thêm lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện và cải thiện tối ưu các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu… (nếu có). Đồng thời kích thích chịu bú mẹ và hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn để khỏe mạnh và lớn khôn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ