Mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc bỏ bú?

Trẻ quấy khóc bỏ bú khiến mẹ cảm thấy lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc bỏ bú? Hướng dẫn các bà mẹ sau sinh cách giúp trẻ bú nhiều hơn, phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.

Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc bỏ bú

Mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc bỏ bú?

Trẻ bú ít, đột ngột xảy ra tình trạng quấy khóc khi bú thì mẹ cần kiểm tra xem con có mắc bệnh lý nào không

Một số nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc bỏ bú gồm có:

  • Những thay đổi sinh lý trong cơ thể: Cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và phát triển liên tục mỗi ngày. Một số thay đổi về thể chất có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu nên quấy khóc và bỏ bú do não bộ phải tăng cường hoạt động. Đặc biệt là các giai đoạn trẻ mọc răng khiến lợi bé bị đau.
  • Trẻ mắc bệnh lý: Trẻ bú ít, đột ngột xảy ra tình trạng quấy khóc khi bú thì mẹ cần kiểm tra xem con có mắc bệnh lý nào không. Các bệnh phổ biến khiến trẻ bỏ bú, quấy khóc gồm có: Nhiệt miệng, viêm tai giữa, viêm họng, sốt, có đờm, trào ngược thực quản,…
  • Trẻ không cảm thấy thoải mái khi bú: Mẹ cho bé bú không đúng tư thế, tâm trạng của bé không ổn định, đang cáu kỉnh, căng thẳng,… có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
  • Trẻ uống sữa công thức: Mẹ thường cho bé uống sữa công thức bằng bình, núm vú của bình sữa cứng, có lỗ to khiến trẻ khó bú nên quấy khóc bỏ bú.

Dấu hiệu bất thường ở trẻ quấy khóc bỏ bú

Mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc bỏ bú?

Hiện tượng quấy khóc bỏ bú do các yếu tố tâm sinh lý thường sẽ chấm dứt sau 1 – 2 ngày

Hiện tượng quấy khóc bỏ bú do các yếu tố tâm sinh lý thường sẽ chấm dứt sau 1 – 2 ngày và không có dấu hiệu đặc biệt đi kèm. Trẻ quấy khóc bất thường thường đi kèm với những dấu hiệu sau đây:

  • Khi ngủ thường hay giật mình, hoảng sợ, khóc thét
  • Trẻ quấy khóc dai dẳng, mỗi ngày có thể khóc tới hơn 3 giờ và khóc nhiều hơn vào buổi tối
  • Trẻ lười bú mẹ, biếng ăn, hay bị nôn trớ, có biểu hiện bứt rứt, khó chịu trong người
  • Những dấu hiệu kể  trên có thể diễn ra liên tục trong 3 – 4 tuần mà không rõ nguyên nhân

Khi này mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để khám, theo dõi chuyên khoa và điều trị kịp thời vì đây có thể là những dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ.

Mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc bỏ bú?

Với những nguyên nhân sinh lý thông thường khiến trẻ quấy khóc bỏ bú mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây để hạn chế:

  • Đưa trẻ đi dạo hoặc đi lại quanh nhà để thay đổi không khí, môi trường, hít thở không khí trong lành giúp tâm trạng bé thoải mái hơn
  • Cho trẻ bú ở trong một không gian có ánh sáng nhẹ để kích thích trẻ quan sát, hướng sự chú ý của trẻ đến những việc khác để trẻ bú ngoan hơn.
  • Đổi bên ngực khi bé bắt đầu khóc cũng là một cách có thể khiến bé phân tâm, hết quấy khóc khi bú.
  • Không nên cho bé uống sữa công thức, trừ các trường hợp bắt buộc. Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời việc cho bú mẹ cũng giúp tăng sự liên kết, tình cảm gắn bó giữa mẹ và bé, giúp trẻ ngoan hơn, không quấy khóc khi bú.

Mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc bỏ bú?

Cho trẻ uống men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ biếng ăn

  • Cho trẻ uống men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh để tăng khả năng tiêu hóa, cải thiện chứng biếng ăn, quấy khóc khi ăn.
  • Thay đổi tư thế cho trẻ bú vì giữ nguyên 1 tư thế quá lâu cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc bỏ bú.
  • Xoa bóp ngực và kẹp nhẹ đầu vú để kiểm soát lượng sữa chảy ra sao cho vừa đủ để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi bú.
  • Không ép bé bú quá nhiều, khi bé đã bú no
  • Vỗ lưng để  trẻ ợ hơi và cảm thấy thoải mái hơn sau khi bú.
  • Thường xuyên tiếp xúc da kề da, massage để giúp bé cảm thấy thư giãn, dễ chịu, xoa dịu thần kinh hiệu quả nhất, kích thích lưu thông máu, giúp trẻ giảm quấy khóc bỏ bú hiệu quả.

Khi trẻ bé quấy khóc bỏ bú mẹ cần phân biệt rõ là do các nguyên nhan sinh lý hay bệnh lý để có phương pháp xử lý phù hợp. Với các nguyên nhân sinh lý bình thường, trẻ sẽ hết quấy khóc chỉ sau 1 – 2 ngày. Nếu trẻ quấy khóc bỏ bú do mắc bệnh mẹ cần đưa con đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ