Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm hay gặp ở những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nên bố mẹ cần sớm nhân biết dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ để chủ động điều trị đúng cách!
Nhận biết đúng dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ
Bố mẹ cần chú ý nhiều hơn trong việc chăm sóc trẻ để sớm nhận biết bệnh lý này. Theo các bác sĩ, dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ thường thấy sẽ chia theo từng giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh: Tại giai đoạn này trẻ không có dấu hiệu mắc bệnh rõ rệt. Con có thể sinh hoạt bình thường trong thời gian ủ bệnh, tuy nhiên chỉ cần gặp phải các điều kiện thuận lợi như đề kháng kém, cơ thể mệt mỏi, kém vệ sinh.. thì bệnh sẽ bùng phát. Thời gian ủ bệnh tay chân miệng ở trẻ thường kéo dài khoảng 3 ngày tới 1 tuần.
Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn khởi phát bệnh tay chân miệng thường từ 1-2 ngày. Ở giai đoạn này trẻ hay bị đau họng, sốt nhẹ, tiêu chảy, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc.. rất dễ nhầm lẫn với những vấn đề tiêu hóa của trẻ hoặc các bệnh lý hệ hô hấp. Bố mẹ cần cẩn trọng với các dấu hiệu bệnh khởi phát này và cần đưa con đi khám sớm.
Giai đoạn toàn phát: Ở giai đoạn này triệu chứng của bệnh đã rõ ràng hơn, với các dấu hiệu như loét miệng (gặp ở niêm mạc hầu họng, lưỡi gà, môi, má, lưỡi..) với vết loét kích thước 2-3mm khiến trẻ ăn uống khó khăn, sốt cao từ 38 độ C tới 39-40 độ C, phát ban tập trung ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, mông…
Dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ là xuất hiện các vết loét trên cơ thể
Các biện pháp điều trị bệnh tay chân miệng
Những trường hợp trẻ bị bệnh tay chân miệng mức độ nhẹ được cho theo dõi và chăm sóc tại nhà, bố mẹ lưu ý thực hiện những điều sau đây:
Khi trẻ mắc bệnh cần cho con nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh để tránh lây lan cho các trẻ khác trong môi trường lớp học. Nếu nhà có nhiều trẻ cùng chung sống thì cần cách ly tuyệt đối, không để trẻ bệnh chơi chung với trẻ lành trong thời gian con mắc bệnh.
Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt để trẻ mau khỏi bệnh. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho bé và nhắc con rửa tay thường xuyên, rửa với xà phòng dưới vòi nước để ngăn chặn sự tái nhiễm qua đường tay – miệng. Quần áo và tã lót của bé cần tẩy trùng sạch sẽ với nước sôi trước khi giặt với xà phòng.
Mang khẩu trang y tế cho trẻ và cả người chăm sóc trẻ bị bệnh, sau khi tiếp xúc cần rửa tay sạch bằng xà phòng khử khuẩn và nước sạch.
Những vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, ly nước, bát ăn cơm, thìa đũa nên được luộc bằng nước sôi và sử dụng riêng biệt.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần đảm bảo đủ chất, nên kiêng cho con ăn các món khiến trẻ bị đau rát, tổn thương miệng như các loại thức ăn nóng, đặc.
Nhắc trẻ thường xuyên vệ sinh tay và thân thể sạch sẽ để tránh tái nhiễm
Để phòng ngừa chân tay miệng cho bé, ba mẹ cần lưu ý:
Thiết lập chế độ ăn đủ chất, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh
Bổ sung nhiều nước cho trẻ đặc biệt là các loại nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
Tiêm phòng những loại vắc-xin cần thiết theo lịch để tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, với những bé biếng ăn tiêu hoá kém, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho con. Điều này giúp ổn định sức khỏe đường ruột, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể cũng như giúp con ăn ngon miệng hơn, từ đó giúp bé phục hồi sức khỏe hiệu quả.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Trên đây là những dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ bố mẹ cần lưu ý và theo dõi trẻ thường xuyên. Bệnh thường tiến triển nhanh và ảnh hướng nhiều tới sức khỏe của bé, bố mẹ cần chủ động đưa trẻ đi khám để được chữa dứt điểm kịp thời.