Trẻ rối loạn tiêu hóa đầy hơi mẹ nên làm gì để cải thiện?

Chướng bụng đầy hơi là những biểu hiện khó chịu của rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bứt rứt bố mẹ không biết phải làm sao. Vậy trẻ rối loạn tiêu hóa đầy hơi mẹ nên làm gì để cải thiện? Dưới đây là những cách giúp mẹ khắc phục sớm tình trạng của con.

Biểu hiện chướng bụng đầy hơi ở trẻ dễ nhận biết

Hiện tượng đầy hơi chướng bụng do rối loạn tiêu hóa xảy ra khi khí gas trong dạ dày dư thừa nhiều, làm cho bụng có hiện tượng chướng căng. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường khó chịu, quấy khóc và bỏ bú, bỏ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng, thiếu chất.

Trẻ rối loạn tiêu hóa đầy hơi mẹ nên làm gì để cải thiện?

Trẻ có biểu hiện khó chịu, chán ăn, bỏ bú khi bị đầy bụng do rối loạn tiêu hóa

Một số biểu hiện chường bụng thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Sau 1-2 giờ ăn bụng trẻ vẫn căng tròn, vỗ nhẹ vào bụng có âm thanh như tiếng trống.
  • Trẻ ợ hơi nhiều, khó chịu sau khi ăn.
  • Trẻ quấy khóc sau ăn, có hiện tượng lười bú, biếng ăn, trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa.
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc không thấy xì hơi.
  • Trẻ khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc nhiều vì chướng bụng.

Khắc phục hiện tượng trẻ rối loạn tiêu hóa đầy hơi thế nào?

Điều chỉnh thực đơn khi trẻ đầy bụng khó tiêu

Khi trẻ bị chướng bụng khó tiêu, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn của con với các món ăn lỏng, mềm như cháo súp để con ăn uống tốt hơn, hấp thu dễ dàng hơn. Loại bỏ những món ăn nhiều dầu mỡ, khô cứng bởi đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.

Đặc biệt với trẻ rối loạn tiêu hóa bị chướng bụng đầy hơi bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để con hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ các bữa ăn nhỏ thay vì ép trẻ ăn 1 bữa lớn.

Trẻ rối loạn tiêu hóa đầy hơi mẹ nên làm gì để cải thiện?

Bổ sung các món ăn dễ tiêu hóa như cháo súp dinh dưỡng

Massage bụng cho bé để hơi thoát ra ngoài

Sau khi trẻ ăn xong khoảng 30 phút, mẹ hãy thực hiện massage bụng con nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để giúp bé thư giãn, giảm cảm giác khó chịu vì đầy bụng ở trẻ.

Kết hợp với động tác đạp xe trên không với phần đầu gối và chân thay phiên kéo liên tục về ngực để đẩy khí dư thừa từ trong bụng ra bên ngoài nhanh chóng.

Giúp trẻ ợ hơi sau khi ăn no

Đối với hiện tượng chướng bụng ở trẻ, sau khi cho bé ăn no bố mẹ nên nhớ bế con theo tư thế thẳng đứng, đồng thời khum bàn tay và vỗ lưng đến khi nghe thấy bé phát ra những tiếng ợ hơi. Hành động này còn làm giảm tình trạng nôn trớ sau ăn và giúp con thoải mái hơn.

Trẻ rối loạn tiêu hóa đầy hơi mẹ nên làm gì để cải thiện?

Vỗ ợ hơi để đẩy khí dư thừa ra bên ngoài nhanh chóng

Khuyến khích trẻ tập thể dục nhiều hơn để giảm đầy bụng

Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ hãy khuyến khích con tập thể dục thể thao để vừa nâng cao sức khỏe, vừa giảm cảm giác khó chịu, xoa dịu tình trạng đầy hơi khó tiêu một cách hiệu quả. Bằng việc vận động liên tục, nhu động ruột của con cũng hoạt động tốt và nhuận tràng, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa chướng bụng mệt mỏi.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Trẻ rối loạn tiêu hóa đầy hơi mẹ nên làm gì để cải thiện?

Men vi sinh của Anh Quốc giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện tượng đầy hơi chướng bụng là một trong những biểu hiện khó chịu của trẻ khi con bị rối loạn tiêu hóa. Lúc này, mẹ hãy dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Men vi sinh là chế phẩm giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ trước các vi khuẩn có hại, ổn định hệ sinh thái đường ruột với tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn cân bằng. Tăng cường lợi khuẩn từ men vi sinh có công dụng giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Từ đó giải quyết nhanh các vấn đề chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa..

Trẻ rối loạn tiêu hóa đầy hơi có thể khắc phục được nhờ những biện pháp như trên, bố mẹ không cần quá lo lắng khi con có biểu hiện này. Hãy duy trì cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và tăng cường men vi sinh thường xuyên để phòng tránh rối loạn tiêu hóa tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ