Đâu là biểu hiện của trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa?

Trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của bé sau này bởi đây là giai đoạn cơ thể con cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng ổn định. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu các biểu hiện khi bé bị rối loạn tiêu hóa và các biện pháp cải thiện nhanh chóng!

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa

Khi thấy những dấu hiệu sau đây bố mẹ cần lưu ý bởi có thể đó là biểu hiện cho thấy trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa:

Trẻ sơ sinh nôn ói bị rối loạn tiêu hóa

Nôn trớ sữa là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đôi khi có thể cho thấy hệ tiêu hóa của bé gặp vấn đề. Nếu bé bị trớ sữa kèm theo chướng bụng, không đi ngoài phân su 48 giờ sau sinh hay ọc ra dịch xanh rêu thì có thể con đang bị rối loạn tiêu hóa.

Bố mẹ cần chú ý cho con bú đúng tư thế và không ép trẻ bú quá nhiều trong một cữ, không bú nhiều lần trong ngày mà cần giãn cữ bú cho con phù hợp hơn.

Đâu là biểu hiện của trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa?

Nôn trớ sữa có thể là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đau bụng là dấu hiệu hay gặp của rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị đau bụng từng cơn kèm theo quấy khóc có thể là biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Vì bé chưa biết nói nên không thể thông báo cho bố mẹ tình tạng sức khỏe của mình. Bố mẹ có thể thấy qua các biểu hiện như mặt trẻ đỏ hay tái, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt..

Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ có thể thử cho con tắm nước ấm, massage bụng nhẹ nhàng, vỗ ợ hơi cho bé và sử dụng bình bú thoát hơi tốt để con bú không bị chướng bụng đầy hơi do nuốt nhiều không khí vào bụng.

Tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể đi ngoài 5-10 lần trong cả ngày. Điều này là bình thường nếu mẹ thấy phân bé có tính chất bình thường, màu vàng sậm, cân nặng của bé tăng đều.. Trường hợp trẻ đi ngoài quá nhiều lần kèm theo các biểu hiện bất thường như sốt, phân nhầy lẫn máu, ăn kém, mệt mỏi, nôn trớ.. có thể do con đang bị rối loạn tiêu hóa.

Trước hết khi bé bị tiêu chảy mẹ cần xem lại chế độ ăn của mình có gặp vấn đề không, mẹ có ăn đồ tanh sống khiến bé bị tiêu chảy không. Mẹ cần cho con bú nhiều cữ hơn để bù nước cho bé. Nếu vẫn tiếp tục thấy con bị tiêu chảy thì có thể cho bé đi khám sớm.

Đâu là biểu hiện của trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa?

Trẻ tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu bất thường bố mẹ cần lưu ý

Triệu chứng thường gặp khi bé bị rối loạn tiêu hóa là táo bón

Trẻ sơ sinh có thể đi ngoài 2-3 ngày một lần với tình trạng sức khỏe bình thường, phân của bé vẫn bình thường.. Tuy nhiên nhiều ngày trẻ không đi ngoài có thể do con bị táo bón. Bố mẹ có thể thấy trẻ sơ sinh bị táo bón có phân khô rắn, cứng, phân to, bụng trẻ cứng hoặc kèm theo đau bụng.

Để khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình để bé bú được nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng, dồi dào chất xơ. Có thể cho con dùng thêm nước. Trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ cần tăng thêm trái cây, rau củ trong chế độ ăn của con.

Chậm tăng cân cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa khi cân nặng của bé tăng chậm trong thời gian dài, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, nhiều trường hợp cho thấy con mất nước, lõm thóp, da khô.. Có tình trạng này do hệ tiêu hóa của bé có vấn đề làm cho việc hấp thu dinh dưỡng bị ảnh hưởng, cơ thể không nhận đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết gây ra chậm tăng cân.

Bố mẹ cần chú ý tình trạng sức khỏe của con, mẹ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày để cung cấp nguồn sữa giàu dưỡng chất, giúp bé hấp thu tốt, tăng cân nhanh hơn. Bố mẹ cũng nên cho con đi khám để được tư vấn cách chăm sóc hiệu quả hơn.

Đâu là biểu hiện của trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ chậm tăng cân do kém hấp thu dinh dưỡng

Biện pháp phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả cho bé như sau:

  • Cố gắng cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể của bé, giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Không để trẻ bú quá no trong một cữ mà cần tập cho con thói quen ăn uống và đi ngoài đúng giờ.
  • Người mẹ cần bổ sung đầy đủ và đa dạng các thành phần dinh dưỡng từ khi mang thai và cho con bú.
  • Với trẻ dùng sữa công thức, hãy lựa chọn loại sữa giàu chất xơ và không nên đổi sữa liên tục khiến hệ tiêu hóa của con không kịp thích ứng.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của con để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Không tự ý cho con sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch.

Để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, nhiều phụ huynh cũng tin chọn sử dụng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Men vi sinh là sản phẩm cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường ruột, sử dụng được cho bé từ 1 tháng tuổi. Với men vi sinh, hệ sinh thái đường ruột của con sẽ nhanh chóng lấy lại sự cân bằng, bảo vệ đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé có tiêu hóa ổn định, giảm các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa trẻ đang gặp phải.

Đâu là biểu hiện của trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa?

Men vi sinh dạng giọt của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn đường tiêu hóa rất dễ xảy ra nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách và khoa học. Bố mẹ hãy tham khảo các dấu hiệu của bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay để giúp bé phát triển tốt.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ