Trẻ rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề, thể hiện với nhiều dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, chương bụng, tiêu chảy, táo bón. Vậy trẻ rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không? Tìm hiểu các biến chứng của rối loạn tiêu hóa trong bài viết sau.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hiện tượng gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là những bất thường về chức năng đường ruột, gồm có táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ… Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, trẻ uống kháng sinh dài ngày hoặc do con đang bị các bệnh lý khác.

Trẻ rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi, đau bụng, đầy hơi

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa gồm có:

  • Nôn trớ: Xảy ra khi con ăn no, thay đổi tư thế đột ngột hay trẻ rướn người. Đa phần các trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể tự khỏi khi được khoảng 1 tuổi.
  • Đau bụng: Cơn đau bụng và vị trí đau thường không cố định. Rối loạn tiêu hóa thường khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng bởi đau bụng, gây ra hiện tượng chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
  • Táo bón: Là hiện tượng trẻ không đi nặng thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần. Mỗi lần đi nặng con phải rặn nhiều, đau bụng, quấy khóc. Ngoài ra còn có biểu hiện khó chịu, biếng ăn, căng bụng.
  • Tiêu chảy: Trẻ bị tiêu chảy nếu con đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Tiêu chảy khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải, phân lỏng.
  • Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: Hiện tượng này xảy ra do thức ăn không được tiêu hóa, dẫn tới sinh khí và khiến bụng phình to, căng cứng.

Giải đáp thắc mắc trẻ rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Hiện tượng trẻ rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không? Rối loạn tiêu hóa có thể tái phát nhiều lần nhưng hầu hết các trường hợp không đáng lo. Tuy nhiên nếu bố mẹ chủ quan và không điều trị sớm thì rối loạn tiêu hóa có thể tạo thành những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Tiêu chảy và nôn ói khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể làm cho con bị mất nước nghiêm trọng

Những biến chứng có thể gặp do rối loạn tiêu hóa gồm có:

  • Mất nước, suy nhược cơ thể: Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể trẻ mất nước nghiêm trọng, dẫn tới suy nhược. Nếu không được cung cấp nước kịp thời có thể khiến trẻ nguy hiểm tới tính mạng.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi và khó chịu rất nhiều, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và hoạt động học tập, giải trí của trẻ.
  • Biếng ăn, chậm tăng cân: Biến chứng của rối loạn tiêu hóa phải kể tới đó là biếng ăn, chậm tăng cân. Hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến con ăn không ngon miệng, nếu kéo dài có thể làm cho trẻ chán ăn, biếng ăn và ít tăng cân, gây ra suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Hội chứng ruột kích thích: Là tình trạng tắc nghẽn thức ăn trong ruột già hoặc khi di chuyển quá nhanh, gây ra những cơn đau bụng nghiêm trọng kèm theo táo bón, tiêu chảy. Một số trường hợp trẻ vô cùng khó chịu và đầy hơi, chướng bụng.
  • Viêm đại tràng: Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, rối loạn tiêu hóa có thể dẫn tới biến chứng viêm đại tràng nếu không được xử lý sớm, gây ra các vấn đề liên quan tới tăng trưởng, chậm phát triển và có thể kéo dài suốt đời.
  • Polyp đại tràng: Biến chứng rất nguy hiểm của rối loạn tiêu hóa là polyp đại tràng, có thể gây ra ung thư với các biểu hiện đi ngoài ra máu lẫn trong phân, đau quặn bụng, hạ kali máu, da xanh xao nhợt nhạt..

Hướng dẫn ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bố mẹ hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho con như sau:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của con, tăng cường kháng thể, tăng sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh tật, trong đó có rối loạn tiêu hóa.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, phong phú, đủ chất theo từng giai đoạn, ưu tiên cho con ăn các thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, hoa quả tươi. Cho con ăn từ 5-6 cữ/ngày thay vì chỉ 3 bữa chính.
  • Không tự ý mua kháng sinh và cho trẻ dùng bởi lạm dụng kháng sinh có thể dễ dàng gây mất cân bằng hệ vi sinh và xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, kháng kháng sinh nguy hiểm.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Trẻ rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Lựa chọn men vi sinh chuyên biệt giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Với bé có biểu hiện tiêu hóa kém, các mẹ nên kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho con. Việc tăng cường hàm lượng lợi khuẩn dồi dào từ men vi sinh là giả pháp giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột cho trẻ, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra bên cạnh nhiều vấn đề khác của hệ tiêu hóa. Dùng men vi sinh cũng là cách hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên và ổn định sự cân bằng hệ vi sinh.

Giờ thì mẹ đã biết rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh hiệu quả rồi. Chúc bé khỏe mạnh và có đường ruột tốt, không bị rối loạn tiêu hóa tái phát sau này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ