Trẻ mọc răng lười ăn bố mẹ nên làm gì để khắc phục?
Trong giai đoạn bé mọc răng, con thường dễ cáu gắt, quấy khóc và biếng ăn. Tình trạng này xảy ra khiến nhiều ba mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng hấp thu của con. Vậy trẻ mọc răng lười ăn bố mẹ nên làm gì để khắc phục?
Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng lười ăn là gì?
Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng lười ăn là gì?
Khi bước vào giai đoạn mọc răng, trẻ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe khiến con lười ăn như:
Nướu hay còn gọi là lợi sẽ bị sưng, viêm đỏ: việc này ba mẹ hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường được. Điều này gây đau và dễ khiến bé quấy khóc bỏ bú.
Khi răng chuẩn bị nhô ra phần lợi sẽ bị nứt, rách gây sưng nướu, nướu có thể bị viên tấy đỏ hoặc loét.
Trẻ sẽ bị chảy dãi nhiều do tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn để làm dịu phần nướu đang bị sưng đau của trẻ.
Cằm, quanh miệng bị nổi ban, bé có thể sốt, tiêu chảy, rôm sảy, ho, sổ mũi…
Đau ngứa lợi khiến cho con thường xuyên đưa tay lên miệng, nhất là chỗ phần lợi sưng.
Ngoài ra thì trẻ còn có thể bị sốt, mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ, dễ bị kích động, trong người luôn bứt rứt khó chịu…
Với những khó chịu trên đã khiến trẻ lười ăn hơn bình thường. Nếu tình trạng con đau nhức do mọc răng không được ba mẹ phát hiện và chăm sóc đúng cách dễ khiến bé lười ăn biếng ăn kéo dài. Để lâu dần, chúng sẽ hình thành thói biếng ăn ở trẻ gây chậm lớn, còi xương suy dinh dưỡng.
Trẻ mọc răng lười ăn bố mẹ nên làm gì để khắc phục?
Dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng
Dinh dưỡng rất quan trọng trong giai đoạn bé mọc răng
Dinh dưỡng cho con luôn là vấn đề quan trọng bố mẹ cần quan tâm. Đặc biệt, trong thời điểm bé mọc răng thì các cha mẹ càng cần chú ý. Ở giai đoạn này, con cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn mọc răng. Cụ thể như sau:
Canxi: Theo các chuyên gia, trẻ đang ở độ tuổi mọc răng càng cần bổ sung đầy đủ canxi. Mẹ nên cho trẻ uống sữa, các chế phẩm từ sữa như là váng sữa, phô mai, sữa chua,…
Vitamin D: Vitamin D giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi. Việc bổ sung vitamin D cũng rất đơn giản bằng cách cho bé tắm nắng vào khung giờ sáng sớm hoặc cho bé ăn trứng gà, dầu gan cá,…
Thực phẩm giàu photpho: Photpho có trong hầu hết các loại thịt động vật. Thế nên, khi trẻ mọc răng mẹ chỉ cần đa dạng thực đơn là đã có đủ nguồn cung cấp photpho cần thiết cho bé.
Magie: Magie tạo ra môi trường kiềm giúp cơ thể hấp thụ tốt Vitamin D và canxi. Các thực phẩm giàu magie như: tôm, cua, các loại rau xanh, đậu đỗ, các loại hạt,…
Cách chăm sóc bé lười, chán ăn khi mọc răng
Cách chăm sóc bé lười, chán ăn khi mọc răng
Ngoài chế độ dinh dưỡng, để trẻ cải thiện biếng ăn, bố mẹ cũng cần áp dụng chế độ chăm sóc bé khoa học trong giai đoạn mọc răng. Cụ thể như sau:
Dành thời gian cho con nhiều hơn, cùng con chơi và trò chuyện để quên đi tình trạng đau nhức khó chịu.
Cho trẻ ngậm hoa quả tươi thay vì để trẻ gặm đồ chơi khi ngứa lợi.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là sau khi bú và ăn. Mẹ nên vệ sinh khoang miệng bé bằng khăn mềm, nước ấm để tránh nhiễm trùng.
Hạn chế để trẻ ngậm núm vú giả trong giai đoạn mọc răng. Bởi vì đây sẽ là cơ hội để vi khuẩn tấn công khoang miệng của bé đấy.
Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi trẻ mọc răng biếng ăn. Đây là tình trạng sinh lý bình thường và sẽ chấm dứt sau 3-7 ngày. Mẹ không nên la mắng và dọa nạt bắt bé ăn bởi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình mọc răng, bé biếng ăn và dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa, lúc này, ba mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm men vi sinh chuyên biệt cho trẻ nhỏ để cải thiện kịp thời. Đây là phương pháp chăm sóc tiêu hóa khỏe cho con được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay.
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém
Bước vào giai đoạn mọc răng, bé dễ sẽ gặp phải các vấn đề tiêu hóa như biếng ăn, nôn trớ, tiêu chảy…. Tình trạng này khiến ѕố lượng ᴠi khuẩn có lợi ở đường ruột bị ѕuу giảm gâу rối loạn hệ ᴠi ѕinh đường ruột. Chính ᴠì thế, việc bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn cho bé giúp lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, cải thiện hiệu quả các vấn đề tiêu hóa của bé khi mọc răng.