Trẻ khó đi ngoài mẹ phải cải thiện bằng cách nào?

Trẻ khó đi ngoài có thể là do ảnh hưởng của bệnh lý hoặc chỉ là do phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể con. Khi thấy trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngoài, mẹ cần đưa ra các biện pháp xử lý tránh để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo cơ hội cho bệnh lý khởi phát. Vậy, trẻ khó đi ngoài mẹ phải cải thiện bằng cách nào?

Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé khó đi ngoài là gì?

Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé khó đi ngoài là gì?

Để khắc phục hiệu quả tình trạng bé khó đi ngoài thì phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ bị bệnh này. Dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất mẹ nên biết!

  • Do chế độ ăn uống: Việc mẹ thay đổi chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ khó đi ngoài, táo bón. Do ăn thức ăn đặc, chế độ ăn thiếu nước, chất xơ, sự thay đổi về chế độ như từ bú sữa mẹ chuyển sang ăn sữa bột…. cũng khiến con khó đi ngoài. 
  • Do trẻ bị ốm: Khi cơ thể con ốm, mệt mỏi thì bé sẽ không ăn uống như ngày thường, bé ăn ít, hệ tiêu hóa thay đổi, khiến trẻ sơ sinh khó đi ngoài
  • Do trẻ sử dụng một số loại thuốc: Có thể trẻ uống sắt liều cao, thuốc giảm đau cũng khiến bé khó đi ngoài.
  • Do trẻ sinh non: Theo nghiên cứu, trẻ sinh non sẽ dễ bị táo bón, khó đi ngoài do hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. 
  • Do trẻ bị bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Một phân đoạn ruột già bị thiếu tế bào hạch, khiến cho ruột già không nhận được tín hiệu từ não để hoạt động. Khi trẻ mắc bệnh này sẽ nhẹ cân hơn so với các bạn cùng tuổi, khi ăn dễ ói mửa.

Mách mẹ cách khắc phục hiện tượng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ

Mách mẹ cách khắc phục hiện tượng khó đi ngoài ở trẻ nhỏ

Khi bé khó đi ngoài, phân cứng gây khó chịu ở hậu môn thì các mẹ nên làm những điều sau đây để trẻ thoát khỏi tình trạng này:

  • Đổi sữa công thức sang loại khác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ, bổ sung nhiều chất xơ cho trẻ dùng nhiều chất lỏng như sữa (trừ sữa bò), uống nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả. Với trẻ từ 6-12 tháng tuổi thì hãy cho bé uống từ 60 -100ml nước ép táo hoặc lê, chuối mỗi ngày, để phân bé mềm hơn, dễ đi ngoài hơn.
  • Nếu trẻ không uống được nước ép trái cây thì nên đến bác sĩ tư vấn để bé dùng thuốc nhét glycerin, lactulose hoặc thuốc làm mềm phân.
  • Trẻ trong độ tuổi ăn dặm thì nên cho con ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu như ngũ cốc, lúa mạch, mận, đào và các loại rau củ. Cho trẻ ăn đúng giờ giấc để hình thành thói quen đi tiêu tốt nhất.
  • Thiết lập cho trẻ thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày, tốt cho sức khỏe của trẻ, giảm nguy cơ bị táo bón đáng kể.
  • Ngoài ra, để giúp con đi ngoài tốt hơn, mẹ có thể áp dụng bài tập đạp xe hoặc massage bụng, lưng của bé mỗi ngày.
  • Trong trường hợp trẻ khó đi ngoài trong thời gian dài, kèm theo triệu chứng sốt, bỏ ăn, nôn mửa, quấy khóc dữ dội thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bởi một số bé khó đi ngoài là do mắc bệnh có liên quan đến bệnh xơ nang, cường giáp…
  • Ngoài ra, để giữ cho hệ vi sinh đường ruột của con được ổn định thì bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa chính là biện pháp hữu dụng và an toàn nhất với các bé. Việc tăng cường lợi khuẩn qua các chế phẩm men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường đề kháng hiệu quả cho trẻ.

Trẻ khó đi ngoài mẹ phải cải thiện bằng cách nào?

Kết hợp bổ sung men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa cho bé

Cụ thể, khi các lợi khuẩn được bổ sung, chúng giúp nhanh chóng tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, duy trì chức năng đường ruột giúp các bé đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn giúp kìm hãm và ức chế các hại khuẩn gây bệnh trong đường ruột. Nhờ đó phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ như: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng,… Đồng thời, lợi khuẩn còn hỗ trợ kích thích sản sinh kháng thể giúp tăng cường miễn dịch cho bé yêu của bạn.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ