Ngộ độc thực phẩm ở trẻ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nhiễm độc nặng. Vậy, khi trẻ em ngộ độc thực phẩm – phụ huynh phải làm sao?
Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ
Thông thường, tình trạng trẻ em bị ngộ độc thức ăn thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính như sau:
Do hóa chất
Có rất nhiều hóa chất có thể khiến trẻ bị ngộ độc thức ăn như phẩm màu dùng trong trong chế biến thực phẩm; thuốc diệt côn trùng; sâu hại còn tồn dư trên rau củ quả; chất bảo quản chống thối rữa hoặc các loại nước uống bị nhiễm kim loại như thủy ngân, kẽm, chì…
Các vi sinh vật
Tình trạng trẻ nhỏ bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Các vi sinh vật phát triển ở môi trường giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa… Nếu các thực phẩm này không được bảo quản và xử lý đúng cách.
Ngoài ra, các chất độc tồn tại trên một số loại rau, quả, cá, thịt như nấm độc, lá ngón, cá nóc, gan, trứng cóc, mật cá trắm/chép/ trôi, nọc ong, nọc rắn… cũng có thể gây ngộ độc cho bé nếu chẳng may nếm phải.
Chú ý tình trạng nôn của trẻ
Khi trẻ nôn trớ cần lưu ý tư thế cho bé nằm đầu thấp, nghiêng một bên, không cho con nằm ngửa bởi vì nguy cơ hít dịch nôn vào phổi gây tắc nghẽn đường thở rất nguy hiểm đến tính mạng.
Bù nước, điện giải cho bé
Bù nước, điện giải cho bé
Tiêu chảy và nôn mửa có thể khiến cơ thể của con bị mất nước, rối loạn điện giải trầm trọng. Nếu không được bù nước kịp thời thì trẻ sẽ dần mệt lả, suy kiệt, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Để tránh tình trạng này, các ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống dung dịch oresol. Tuy nhiên, cần pha oresol theo đúng hướng dẫn, cho trẻ uống từ từ, không ép trẻ uống quá nhiều vì như vậy có thể khiến bé lại nôn vọt ra ngoài đấy nhé!
Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, loãng
Ba mẹ nên cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp đường ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động bình thường. Với những bé còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú nhiều hơn so với trước.
Đặc biệt, mẹ nên tránh cho bé ăn các thực phẩm khó tiêu như đồ ăn chiên rán, rau củ quả chưa được nấu chín kỹ, bơ sữa… bởi cơ thể bé đang duy trì trạng thái chống lại độc tố nên sẽ khó dung nạp được đường lactose, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.
Không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho bé
Không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho bé
Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi bé bị ngộ độc thực phẩm. Nhất là trong trường hợp thay đổi thức ăn mới, hoặc ăn món kỵ nhau. Trong trường hợp này, lượng thức ăn bị nhiễm độc cần được tống hết ra bên ngoài. Nếu cho trẻ uống thuốc thì vi khuẩn và độc tố sẽ lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn. Điều này khiến cho trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.
Bổ sung men vi sinh giúp bé hồi phục sức khỏe tiêu hóa
Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé
Mẹ biết đấy, trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường khiến đường ruột bị tổn hại nghiêm trọng, hệ sinh thái đường ruột mất cân bằng, hại khuẩn tăng cao lấn át lợi khuẩn khiến cho con gặp nhiều vấn đề tiêu hóa.
Do đó, mẹ có thể cân nhắc cho con dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để tăng cường tiêu hóa, cải thiện nhanh chóng, hiệu quả và an toàn các chứng rối loạn gặp phải khi hệ sinh thái đường ruột mất cân bằng.
Tránh hoạt động mạnh và đưa bé đi khám khi có dấu hiệu bất thường
Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể con trở nên mệt mỏi, mất sức. Do đó, ba mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh, phòng chấn thương không đáng có.
Bên cạnh đó hãy quan sát tình trạng bé thường xuyên. Hãy đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu nặng như nôn nhiều không dứ, không thể uống nước, bỏ bú, mệt mỏi. Một số trường hợp trẻ có thể nôn máu hoặc ngả xanh vàng kèm theo sốt cao, đau bụng kéo dài. Đây là các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc nặng mẹ cần cấp cứu ngay trước khi quá muộn.