Trẻ bị tiêu chảy uống Oresol liều lượng như thế nào?

Khi bị tiêu chảy chúng ta thường được bác sĩ khuyến cáo uống Oresol để bù nước và điện giải, chống suy kiệt gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Oresol có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ với liều lượng khác nhau. Trẻ bị tiêu chảy uống Oresol liều lượng như thế nào?

Tác dụng của Oresol

Oresol là một loại thuốc bù điện giải thường được dùng để chống mất nước và rối loạn điện giải khi bị tiêu chảy. Thành phần của Oresol gồm có Na, K, Cl là những chất giúp bù nước và chất điện li đang bi thiếu hụt do bị mất đi quá nhiều khi chúng ta bị tiêu chảy, sốt cao, nôn mửa, làm việc nặng nhọc hay những người tập luyện thể thao với cường độ cao.

Oresol là thuốc bù nước và chất điện li, đặc biệt là kali, tốt nhất đối với trẻ nhỏ bị tiêu chảy do trẻ em bị mất nhiều kali khi đi ngoài nhiều hơn người lớn. Khi thêm Citrate vào dung dịch Oresol có tác dụng kiềm hóa, chống nhiễm toan chuyển hóa (nhiễm độc axit) do mất nước hiệu quả hơn. Nếu trẻ bị tiêu chảy được bù nước và chất điện li kịp thời sẽ giảm thiểu được nguy cơ biến chứng nguy hiểm và mất nước nghiêm trọng buộc phải sử dụng phương pháp can thiệp truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu lạm dụng dung dịch Oresol có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như nôn nhẹ, bù nước quá mức hoặc nồng độ natri huyết tăng cao. Nghiêm trọng hơn, dù rất hiểm khi xảy ra nhưng trẻ còn có thể bị suy tim do bù nước quá mức.

Trẻ bị tiêu chảy uống Oresol liều lượng như thế nào?

Oresol là một loại thuốc bù điện giải thường được dùng để chống mất nước và rối loạn điện giải khi bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy uống Oresol liều lượng như thế nào?

Để có hiệu quả tốt nhất khi cho trẻ uống dung dịch Oresol cha mẹ cần pha theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất in trên bao bì hoặc mua loại dung dịch Oresol đóng chai. Nếu pha không đúng tỉ lệ sẽ làm thay đổi áp lực thẩm thấu của Oresol khiến ruột không hấp thụ được nước và làm tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

Pha Oresol bằng nước đun sôi để nguội, không pha bằng nước khoáng vì loại đồ uống này có chứa các ion điện giả sẽ làm sai tỉ lệ các chất điện li. Không pha Oresol với sữa, nước canh, không pha với nước sôi hoặc đun sôi dung dịch sẽ làm mất tác dụng của Oresol. Mẹ cũng nên cho bé uống dung dịch Oresol ngay sau khi pha và không để quá 24 giờ, trước khi uống cần lắc kỹ hoặc khuấy đầu lên.

Trẻ bị tiêu chảy uống Oresol liều lượng như thế nào?

Liều lượng Oresol cụ thể dành cho mỗi bé theo độ tuổi và cân nặng

Trẻ bị tiêu chảy uống Oresol với liều lượng cụ thể như sau:

a/ Khi trẻ bị mất nước nhẹ

  • Trẻ < 2 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 50ml
  • Trẻ 2 – 6 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 100ml
  • Trẻ 6 – 10 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 150ml
  • Trẻ > 10 tuổi: Uống Oresol mỗi lúc cảm thấy khát nước, uống liên tục từng ngụm nhỏ cho đến khi hết khát thì dừng. Nếu trẻ bị nôn khi uống Oresol thì cho trẻ dừng lại, nghỉ ngơi khoảng 10 phút rồi uống thêm nhưng nên uống thật chậm.

b/ Khi trẻ bị mất nước vừa

  • Trẻ < 5kg: Uống 200 – 400ml/4h
  • Trẻ 5 – 7.9kg: Uống 400 – 600ml/4h
  • Trẻ 8 – 10.9kg: Uống 600 – 800ml/4h
  • Trẻ 11 – 15.9kg: Uống 800 – 1.200ml/4h
  • Trẻ 16 – 19.9kg: Uống 1.200 – 2.200ml/4h
  • Trẻ 30kg: Uống 2.200 – 4.000ml/4h

Hoặc cha mẹ có thể áp dụng công thức tính dưới đây để xác định lượng dung dịch Oresol phù hợp với từng trẻ:

Số lượng Oresol (ml)/4h = cân nặng của trẻ (kg) x 75ml

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Khi bác sĩ kê đơn điều trị tiêu chảy tại nhà cha mẹ cần thực hiện đúng chỉ định, đồng thời chú ý những nguyên tắc chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

1. Bù nước và điện giải đầy đủ – sớm nhất có thể

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy tại nhà, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và các biến chứng nghiêm trọng. Mẹ bù nước cho trẻ bằng cách cho bú hoặc uống sữa công thức nhiều hơn kết hợp với uống nước gạo rang, nước cháo muối, ăn súp, uống nước dừa hoặc uống dung dịch Oresol,…

Trẻ bị tiêu chảy uống Oresol liều lượng như thế nào?

Bù nước và điện giải đầy đủ – sớm nhất có thể khi cho trẻ điều trị tiêu chảy tại nhà

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp hay mạn tính đều cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Với trẻ 0 – 6 tháng tuổi đang bú mẹ sẽ cần được bú mẹ nhiều hơn. Đồng thời bà mẹ phải điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh ăn những thực phẩm có thể gây tiêu chảy hoặc những món sau khi ăn vào quan sát thấy con đi ngoài nhiều hơn. Mẹ nuôi con bú cũng cần chú ý ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để sữa mẹ mang lại giá trị đinh dưỡng cao cho trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ uống sữa công thức cần uống sữa đúng với độ tuổi và phù hợp với thể trạng. Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose là 2 loại dị ứng thực phẩm phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ mắc những chứng dị ứng thực phẩm này mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi chọn loại sữa phù hợp cho con.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã ăn dặm mẹ cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi. Mẹ cũng cần chú ý lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc xuất xứ khi chế biến thức ăn cho con.

3. Bổ sung men lợi khuẩn

Hệ vi sinh đường ruột có tỉ lệ lợi khuẩn đạt 85%, hại khuẩn khoảng 15% được gọi là hệ sinh thái đường ruột cân bằng, mạnh khỏe. Khi đó các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy, cũng được ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả. Mẹ nên cho bé bị tiêu chảy uống men vi sinh kết hợp ăn các thực phẩm có chứa lợi khuẩn như sữa chua, bơ sữa, Kefir,… để bổ sung lợi khuẩn số lượng lớn, giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng. Từ đó giúp hỗ trợ trẻ tăng cường tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa và hô hấp do nhiễm khuẩn.

Trẻ bị tiêu chảy uống Oresol liều lượng như thế nào?

Bổ sung men lợi khuẩn giúp hỗ trợ trẻ tăng cường tiêu hóa

4. Giữ vệ sinh

Người chăm sóc trẻ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn cho bé, trước bữa ăn, sau ki đi vệ sinh. Trẻ cũng thường xuyên được rửa chân, tay, vệ sinh đồ dùng cá nhân, đồ chơi, không gian sống,… để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn khi cho tay, chân, đồ vật vào miệng để ngậm, mút,… Bỉm, chất thải của bé (bao gồm phân và chất nôn) cần được xử lý hợp vệ sinh để tránh làm lây lan mầm bệnh cho người thân hoặc khiến bé nhanh chóng tái nhiễm.

5. Theo dõi sức khỏe của bé

Khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ cũng cần thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh để có biện pháp xử lý, can thiệp kịp thời. Đưa trẻ đến bệnh viện, các cơ sở y tế ngay với những trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi
  • Trẻ sinh thiếu tháng, mắc bệnh mạn tính hoặc mắc nhiều bệnh do nhiễm khuẩn cùng lúc như viêm tai giữa, viêm phổi,…
  • Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên bị tiêu chảy kèm sốt cao, nôn trớ nhiều (4 lần/giờ hoặc 6 lần/4 giờ), biếng ăn.
  • Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày hơn, quấy khóc, mệt, ngủ li bì, thiếu tỉnh táo.
  • Trẻ có hiện tượng mất nước nghiêm trọng như thường xuyên khát nước, khóc không có nước mắt, đi tiểu có ít hoặc không có nước tiểu, mắt trũng,…
  • Trẻ đi ngoài phân có lẫn máu, bụng chướng to hoặc bị co giật.

Trẻ bị tiêu chảy uống Oresol liều lượng như thế nào?

Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi diễn biến bệnh tiêu chảy ở bé để có thể can thiệp, xử lý kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, có lối sống lành mạnh, vệ sinh cơ thể, nhà cửa, đồ dùng, sử dụng thức ăn đảm bảo VSATTP, ăn chín uống sôi. Ngoài ra, trẻ từ 1.5 tháng tuổi trở lên cũng có thẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn trong 12 ngày đến 3 tháng để giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, mạnh khỏe, tăng cường tiêu hóa.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ